Khác với 1 tháng trước, bé ở tháng thứ hai có những thay đổi về thể chất như có thể nhìn xa hơn, hiếu động hơn, thích được trò chuyện và thường xuyên sờ tay vào miệng … Còn những gì đang chờ bé ở tháng thứ 2, mời mẹ cùng tham khảo sớm để biết chăm con đúng cách nhé!
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
- Tầm nhìn: Bé có thể giữ cổ thẳng đứng để nhìn xuống dưới mặt đất hay các đồ vật xung quanh. Tầm nhìn của bé cũng xa hơn khi bé còn mới chào đời, bởi vậy để kích thích sự phát triển về thị giác của con mẹ nên mua một vài đồ chơi nhỏ, nhiều màu sắc để treo phía trước giường của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ : Bé bắt đầu phát ra từ miệng một vài nguyên âm và vẫn thích hóng chuyện của mẹ. Bé cũng có xu hướng lặp lại những âm thanh quen thuộc của mình. Để khuyến khích con mẹ nên trò chuyện với bé hàng ngày, thậm chí là hát hoặc kể chuyện cho bé nghe. Chắc chắn trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi âm thanh từ miệng mẹ.
- Cười: Mẹ sẽ thấy ở tháng này nụ cười của bé một rõ ràng và đáng yêu hơn. Mẹ luôn muốn được trêu con để được xem gương mặt bé rạng ngời như thế nào mỗi khi bé cười. Nụ cười là liều thuốc quý giá cho cả mẹ và bé vì vậy bạn nên năng chăm sóc và trò chuyện với bé hàng ngày nhé!
- Mút tay: Bé rất thích được mút bất cứ thứ gì có xung quanh bao gồm cả tay mẹ, tay bé, ti giả. Mút tay chính là kĩ năng xoa dịu bản thân hiệu quả, bởi vậy mỗi khi trẻ quấy khóc mệt bố mẹ thường cho con ngậm ti giả vào miệng là vậy. Những lúc như vậy, bạn nên để bé lên bụng, nằm xuống và vỗ về con, giúp cho bé thư giãn và thoải mái hơn.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
So với thời điểm 1 tháng tuổi thì ở 2 tháng bé có xu hướng ngủ ít hơn, khoảng 18 giờ mỗi ngày. Ban ngày bé sẽ ngủ các giấc ngủ ngắn từ 3-4 giấc, trong đó mỗi giấc kéo dài 10 -12 giờ. Sau đó bé thức dậy chơi rồi lại ngủ tiếp. Khi quen dần với thời gian sinh hoạt của bé mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh được thời gian sinh hoạt của chính mình và thời gian vui chơi với bé.
Bé hai trạng thái trong giấc ngủ đó là ngủ tĩnh và ngủ động. Khi ngủ tĩnh mắt bé nhắm chặt và hầu như không chuyển động. Đây là thời gian bé đang trong giấc ngủ sâu. Trong khi ngủ động là mắt bé nhắm nhưng vẫn đảo qua đảo lại, thậm chí bạn còn thấy bé mỉm cười, miệng như đang bú ti hay nhíu mày, duỗi tay chân.
Một số lời khuyên cho mẹ chăm con 2 tháng tuổi
- Theo dõi trẻ để tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con đi tiêm phòng nhằm bảo vệ bé tốt hơn. Đặc biệt, ở thời điểm này hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt nên dễ mắc các bệnh đi ngoài, nhiễm trùng đường ruột.
- Luôn để con trong tầm nhìn của bạn: Trẻ sơ sinh dễ có nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử nên mẹ nên để mắt tới con thường xuyên. Trừ khi bé ngủ, mẹ nên đặt bé nằm ngửa, nằm xuống cạnh bé. Hạn chế để con trên sàn hay trên giường với những vật sắc nhọn.
- Nên tự chăm sóc bản thân: Sau khi sinh em bé mẹ đừng quên việc chăm sóc bản thân nhé. Lúc này mẹ sẽ mắc vài vấn đề như rụng tóc, rạn da, thi thoảng cảm thấy mệt mỏi. Hãy tìm cách chăm sóc làn da xinh đẹp của mình cũng như mái tóc kĩ lưỡng hơn, đừng bỏ quên bản thân mình mà chỉ tập trung vào em bé nhé!
Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi: Bé hoàn thiện kỹ năng nói chuyện mỗi ngày
Từ khóa được tìm kiếm:
- bé 1 tháng tuổi tầm nhìn bao xa
- cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
- trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
- chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
- chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng
- cham soc tre 2 thang tuoi
- chăm trẻ sơ sinh 3 tháng
- chăm sóc trẻ 2 tháng 10 ngày
- cham soc be 2 thang tuoi
- trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ti ít
Để lại một bình luận