Sự gắn kết của người mẹ và em bé không đơn thuần là nuôi dưỡng mà trong suốt quá trình mang thai, diễn biến tâm lý của mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé.
Theo các chuyên gia y tế, tâm lý của người mẹ trong suốt quá trình mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành về tính cách cũng như sự thông minh của bé. Một bà bầu mang thai trong tâm lý thoải mái, hạnh phúc con sinh ra sẽ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh hơn. Ngược lại nếu tâm lý của mẹ không thoải mái, thường xuyên bị stress, hay suy nghĩ tiêu cực, có tâm lý tự tử … thì em bé sinh ra sẽ có xu hướng buồn, nặng nề hơn có thể dẫn đến trầm cảm và tự kỷ.
Theo các chuyên gia, trẻ có nguy cơ tự kỷ cao gấp 2 lần nếu trong quá trình mang thai từ tuần thứ 32 trở đi người mẹ bị rối loạn tâm lý. Càng về cuối thai kỳ, người mẹ có tâm lý không ổn định thì nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ càng cao.
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ bị rối loạn lo âu, lười vận động sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất của mẹ và bé bị giảm đi đáng kể. Đây là nguyên nhân chính khiến cho khiến cho em bé chậm phát triển về thể chất và trí não.
Vì tâm lý quyết định khá lớn đến nhu cầu ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai. Do đó, nếu người mẹ có tâm lý không tốt, khả năng ăn uống sẽ giảm đi gây thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình mang thai làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển của bé. Sau khi sinh ra, con có thể bị chậm nói chỉ vì nguyên nhân này.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe thôi vẫn chưa đủ, mẹ cần có một tâm lý thật tốt, nếu có chuyện buồn hãy nói với người thân để nhanh chóng được giải quyết. Trong công việc cũng không nên quá tham công tiếc việc mà dẫn đến tress. Việc sinh con là việc quan trọng nhất cuộc đời, đừng vì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý sau này của con mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- trầm cảm và tự kỷ
Để lại một bình luận