Trẻ em bị sốt cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới hệ thần kinh, thậm chí đe doạ tới tính mạng trẻ. Các mẹ cần phát hiện sớm để điều trị kịp trời, tránh nguy hại cho trẻ sau này.
Nguyên nhân trẻ bị sốt cao, co giật
Do nhiễm trùng : Trẻ bị sốt cao có thể là do bộ phận bên trong cơ thể bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm như đường hô hấp, tiêu hoá … Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sốt cao là do bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6.
Tiêm chủng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng có xẩy ra hiện tượng sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu các mẹ theo dõi thấy nhiệt độ cơ thể bé quá cao thì đó là dấu hiệu của sự bất thường.
Mọc răng: Sốt mọc răng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên đây chỉ là mức sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt của trẻ cao tới hơn 37,8 độ C thì đó không phải do mọc răng.
Các mẹ nên chú ý đặc biệt ở các trẻ từ 1- 3 tuổi thường dễ xảy ra hiện tượng sốt cao, thậm chí co giật. Ngoài ra, bé gái tuổi càng nhỏ thì nguy cơ bị sốt cao và co giật dễ hơn so với bé trai cùng tuổi. Cơn co giật sẽ xuất hiện khi trẻ sốt từ 39,2 độ C trở lên. Tuy nhiên, khoảng 25 % trẻ em bắt đầu cơn co giật ở nhiệt độ 40,2 độ C. Bởi vậy, khi thấy bé có dấu hiệu sốt, mẹ phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời sơ cứu và đưa trẻ tới bệnh viện khi cần thiết.
Cách sơ cứu tại nhà cho trẻ bị sốt cao
Bước 1: Khi mẹ thấy bé bị sốt cao thì cần nhanh chóng đặt trẻ ở nơi bằng phẳng, không khí thông thoáng. Sau đó bởi bớt quần áo cho bé, tránh việc đắp chăn và hay ủ ấm cho trẻ khiến thân nhiệt của trẻ càng dễ tăng cao hơn.
Bước 2: Dùng khăn sạch nhúng nước ấm vắt sạch nước, lau khắp người bé đặc biệt là vùng bẹn, nách, cổ, trán.
Bước 3: Khi trẻ bị sốt cao mẹ nên dùng thuốc hạ sốt đặt vào đường hậu môn của trẻ, đối với trẻ dưới 2 tuổi nên dùng viên paracetamol 80 g, trẻ lớn hơn có thể dùng viên 150 mg.
Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, bạn nên đặt bé nằm nghiêm sang một bên, kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa đế tránh làm dịch hậu môn tràn vào phổi gây nguy hiểm tính mạng trẻ.
Bước 5: Đưa bé tới phòng cấp cứu gần nhất để sớm được điều trị tránh sốt cao và co giật tiếp tục.
Một số lưu ý khác khi sơ cứu bé sốt cao
- Khi trẻ bị sốt cao nên cho bé uống nước thường xuyên, thậm chí là sử dụng chất điện giải để bù nước cho cơ thể.
- Nên hạn chế để bé nằm trong phòng điều hoà quá lâu, bởi thực tế đây là môi trường dễ gây lây lan vi khuẩn, vi rút không tốt cho sức khoẻ. Nằm trong phòng điều hoà lâu bé càng lâu giảm sốt và khỏi bênh. Mẹ nên để bé trong phòng thông thoáng, tránh gió lùa, cởi bớt áo cho trẻ.
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé, đặc biệt về đêm và cuối giờ chiều.
- Khi trẻ bị co giật không nên giật tóc hay vỗ vào người trẻ, điều này càng khiến bé bị kích thích và co giật mạnh hơn.
- Không nên sử dụng nước đá lạnh để trườm lên người bé.
- Khi thấy bé bị sốt, toát mồ hồi thì nên dùng khăn khô để lau quanh cơ thể bé, đặc biệt là vùng ngực và lưng để tránh viêm phổi cấp.
- Khi thấy bé sốt trên 39 độ C thì nên lập tức đưa con vào viện để bác sĩ kịp thời điều trị. Những trường hợp sốt bình thường mẹ chỉ cần cho bé uống thuốc hạ số tại nhà và uống chất điện giải bù nước là được, không cần phải nhập viện.
- Trong trường hợp bé sốt cao và kem theo cơn co giật kéo dài thì bác sĩ chỉ định sẽ phải cấp cứu đường hô hấp bằng việc cho thở oxy và tiêm TM diazepam với liều 0,3mg/kg, hoặc đặt thuốc ở đường hậu môn với liều lượng 0,5 mg/kg.
Để lại một bình luận