Ho là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn kém và đây cũng thường là biểu hiện sớm của những bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp . Tuy nhiên tình trạng vì sao các bé đã được thăm khám, dùng thuốc điều trị, bệnh cũng có thuyên giảm nhưng tình trạng tái diễn và kéo dài lâu hơn hoặc chuyển biến nặng vẫn xảy ra.Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu một số sai lầm các bậc cha mẹ thường mắc phải trong việc điều trị ho cho bé, dẫn đến tình trạng trên.
Ho là phản xạ cần thiết của cơ thể để tống xuất đàm nhớt, mầm bệnh và các dị vật. Mục đích sử dụng thuốc ho nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, diệt mầm bệnh, chứ không thể chữa khỏi ho ngay tức thì. Có rất nhiều triệu chứng ho mà trẻ thường mắc phải như ho khan, ho có đờm, ho dị ứng thời tiết, ho từng cơn, ho rũ rượi. Tuy nhiên, nếu phân loại theo thời gian thì có thể chia làm hai loại chính là ho cấp tính và ho dai dẳng
1. Dùng kháng sinh không đúng cách dẫn điến tình trạng kéo dài dai dẳng và kháng thuốc ở lần sau
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp dẫn đến ho ở trẻ, trong đó 70-80% là do virus. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, còn các bệnh do virus thì không có tác dụng. Muốn con mau khỏi bệnh, nhiều cha mẹ vội vàng dùng thuốc ho loại mạnh và liều cao, không tương thích với cơ thể con trẻ. Bé có thể gặp các triệu chứng sốc thuốc, các tác dụng phụ nguy hiểm sau khi sử dụng. Ngoài ra, dùng kháng sinh bừa bãi còn khiến bé tăng nguy cơ dị ứng, gặp các bệnh mãn tính như hen phế quản, béo phì, viêm khớp…
Bên cạnh đó tình trạng uống không đủ liều, ngưng thuốc giữa chừng khi chưa hết toa của bác sỹ cũng là một sai lầm của các bậc cha mẹ. Thường sau 2-3 ngày khi các triệu chứng thuyên giảm nhiều, không ít cha mẹ đã xao lãng hoặc thậm chí cho con ngừng thuốc. Ngưng thuốc giữa chừng sẽ không điều trị dứt điểm cơn ho. Đặc biệt là những toa thuốc có kháng sinh, nếu điều trị không đúng phác đồ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Những lần bệnh sau, loại kháng sinh này thường không còn tác dụng do vi khuẩn kháng thuốc.
Thói quen dùng lại toa thuốc cũ của các mẹ khi trị ho cho bé và nhiều bệnh khác cho bé là một thói quen cần sửa đổi. Sau lần đầu điều trị có hiệu quả, mẹ có xu hướng sử dụng đơn thuốc cũ nếu bé có các triệu chứng tái phát tương tự, nhằm tiết kiệm thời gian thăm khám. Tuy nhiên, triệu chứng ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Ngoài ra, khi bé lớn hơn, loại thuốc và liều lượng cũng thay đổi. Toa thuốc cũ không còn phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm cho bé nếu điều trị sai bệnh
2. Kiêng quá kỹ trong việc ăn uống dẫn đến bé bị thiếu dinh dưỡng và làm cho sức đề kháng của cơ thể càng kém hơn:
Khi trẻ bị bệnh thường có cảm giác ăn không ngon miệng, ăn rất ít nên không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng cao để chống lại các tác nhân gây hại và hồi phục cơ thể. Theo dân gian vẫn truyền tai nhau khi trẻ bị ho cần phải kiêng nhiều thực phẩm như tôm, cua, tôm, thịt gà, rau cải… vì chúng sẽ làm ho nặng thêm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chưa có chứng cứ khoa học chứng minh các thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Nếu cha mẹ không có các biện pháp đúng mức để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ, việc kiêng các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thời gian này lại càng sai lầm sẽ khiến trẻ mệt mỏi và lâu hồi phục.
Cha mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm được nấu lỏng hơn bình thường như cháo, bột nhưng với đầy đủ các chất đạm, rau và tinh bột để bé dễ ăn và hấp thu hơn. Mẹ cũng có thể chia nhỏ thành nhiều bữa để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt cần cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, kể cả các loại nước trái cây vì nước còn có tác dụng làm loãng đờm nhớt giảm ho cho bé.
3. Ủ bé quá kín và quá kỹ:
Nhiều mẹ thường có suy nghĩ bé ho là do gió lạnh nên ủ bé bằng nhiều lớp quần áo dày và bắt bé ở trong phòng kín cửa để tránh gió. Điều này có thể làm tình trạng bệnh nặng nề hơn, mẹ có thể khiến bé sốt nặng và khó thở do môi trường quá bí. Không ít trẻ ho sau 1-2 ngày mới bị sốt, song, mẹ không phát hiện thấy triệu chứng sốt hay dấu hiệu khó thở nếu ủ ấm bé quá kỹ.
Những sai lầm điển hình trên đây là một trong những tác nhân làm tình trạng ho ở trẻ nhỏ bị lâu ngày hơn, dễ tái phát và khó chữa hơn ở những lần điều trị sau. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và thay đổi suy nghĩ cũng như thói quen chăm sóc khi bé bị ho để bé mau chóng khỏe mạnh.
Từ khóa được tìm kiếm:
- bé bị ho tái phát nhiều lần
- trẻ hay tái phát ho
- tre ho dai dang khong khoi
- trị ho dai dang ở trẻ nhỏ
- lam the nao de chua dut con ho cua tre khong bi tai phat
- ho tai phat o tre
- ho dai dang o tre
- ho dai dang la bieu hien gi o tre nho
- giup tre khoi ho khong bi tai phat
- benh can biet com
Để lại một bình luận