Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên mẹ cần phân biệt rõ các dấu hiệu tiêu chảy cấp trong 48 -72 giờ đầu để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Tiêu chảy cấp thường xảy ra trong một thời gian ngắn trong khoảng dưới 7 ngày với những dấu hiệu phân lỏng ra nước. Nói như vậy nhưng nếu phụ huynh không chú ý thì có thể khó phát hiện ra điều này. Bởi tùy vào độ tuổi của trẻ, với bé càng nhỏ thì số lần đi ngoài mỗi ngày càng nhiều rất khó để xác định bé có bị tiêu chảy hay không. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ theo dõi tình trạng của bé khi bị nghi ngờ là mắc tiêu chảy cấp:
- Trẻ đang bú mẹ thường sản xuất phân nhiều lần mỗi ngày, phân sẽ nhiều nước hơn so với trẻ uốn g sữa công thức. Khi trẻ đi vệ sinh nhiều hơn so với tần suất bình thường từ 3-4 lần lên tới 8-9 lần kèm theo phân trẻ có nhiều màu vàng, xanh hoặc nâu. Như vậy có nguy cơ trẻ đang bị tiêu chảy.
- Trẻ dưới trên 1 tuổi thường đi vệ sinh 1-2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng từ 5- 6 lần một ngày với phân lỏng hơn, nhiều nước hơn thì có thể bé đã bị tiêu chảy cấp.
- Phân của trẻ bị tiêu chảy cấp thường có nhiều nước, mùi hôi tanh.
- Không chỉ đi ngoài nhiều, trẻ bị tiêu chảy cấp thường cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc nhiều, sốt và buồn nôn hay đau bụng.
Trường hợp bé bị tiêu chảy cấp ở nhà bố mẹ nên làm gì?
Bệnh tiêu chảy cấp thường đi kèm với các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, có thể bị sốt, mệt mỏi, đừ người. Nếu việc này lập lại 2-3 ngày sau đó hoạt động đường ruột sẽ trở lại bình thường và trạng thái phân sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ mệt mỏi và có dấu hiệu bị mất nước mẹ cần hỗ trợ bé để giúp con vượt qua những ngày khó khăn này.
- Khi trẻ sốt 38.3 – 38.5 độ C thì bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen – Cần chú ý thành phần của thuốc trước khi cho con uống, trung bình 10 -15mg/kg/lần.
- Nếu bé ói mửa nhiều thì bạn cần cho bé ăn và uống chậm, chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm nguy cơ nôn ói của trẻ. Bởi vì vào thời điểm này đường ruột và dạ dày của trẻ đang bị bệnh, nên khá nhạy cảm không chấp nhận một lượng lớn thức ăn hay đồ uống cùng một lúc. Khi đó dạ dày sẽ có nguy cơ tự động nôn ói ra ngoài.
- Khi bé bị nôn ói và tiêu lỏng nhiều lần trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Chính bởi vậy, mẹ cần cho bé uống nước hoặc sữa hoặc nước điện giải cho bé mỗi ngày. Đối với trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn để bù lại nước và điện giải cho bé.
- Bạn có thể cho bé uống nước trái cây nhưng cần pha loãng 1 phần nước rồi hãy cho bé uống. Bởi vì bệnh tiêu chảy của bé sẽ nặng hơn nếu như trẻ tiêu thụ các đồ uống chứa nhiều đường, nước trái cây là một trong số đó.
- Hạn chế cho con ăn các thức ăn cứng. Hãy ưu tiên các thức ăn dạng lỏng dễ ăn cho bé để con dễ nuốt và chịu ăn hơn.
- Khi sử dụng dung dịch điện giải mua ngoài hiệu thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm bảo an toàn.
Những biểu hiện tiêu chảy của bé mẹ cần đưa nhập viện ngay:
- Trẻ nôn ói nhiều, ăn uống chậm
- Trẻ không chịu ăn uống, tiêu chảy và nôn ói nhiều
- Trẻ nôn ói có dịch màu xanh lá cây. Đây chính là dịch từ túi mật.
- Trẻ đau bụng thường xuyên và đi ngoài nhiều lần
- Phân đi ngoài có máu
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì, khó đánh thức
- Trẻ tiêu chảy 7 ngày liên không hết
Khi bé có những dấu hiệu như trên thì bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra về tình hình tiêu chảy của trẻ. Tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Để lại một bình luận