Sữa non dành cho trẻ sơ sinh được ví von là những “giọt vàng” vô cùng quý giá bởi có chứa nhiều dưỡng chất cũng như thành phần miễn dịch giúp bé khỏe mạnh ngay trong những năm tháng đầu đời. Nhưng liệu mẹ đã hiểu hết về sữa non dành cho trẻ sơ sinh này? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Sữa non dành cho trẻ sơ sinh là cách gọi những giọt sữa đầu tiên từ bầu vú của mẹ. Với những phụ nữ lần đầu làm thiên chức cao quý thì cần thiết phải tìm hiểu về sữa non để tránh lãng phí chúng.
Được sản xuất giới hạn cả về thời gian lẫn số lượng, sữa non từ cơ thể mẹ chứa nhiều dưỡng chất quý giá giúp bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Sữa mẹ về sau không còn ưu điểm vượt trội như sữa non, chính vì thế mẹ cần tránh lãng phí những “giọt vàng” này bằng cách cho con bú từ ngay khi chào đời.
Cũng là một hình thức của sữa nhưng sữa non lại cho thời hạn sử dụng cực kỳ ngắn: 3 ngày sau khi sinh. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này, sữa non từ cơ thể mẹ sản xuất cho trẻ sơ sinh chính thức hết và các dưỡng chất quý giá cũng theo đó mà biến mất. Với nhiều dưỡng chất và các thành phần miễn dịch quý giá giúp bảo vệ cơ thể non nớt của con yêu nhưng có hàm lượng khá thấp nên mẹ cần thiết cho bé bú càng sớm càng tốt.
Sữa non cực kỳ hiếm: Vì sao?
Có từ hàng trăm đến hàng nghìn phân tử hoạt tính sinh học riêng trong thành phần sữa mẹ. Các phân tử này có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể mẹ tránh các bệnh viêm nhiễm cũng như giúp cơ thể bé cưng trưởng thành một cách toàn diện nhất.
Sau khi sinh con, chất lỏng đầu tiên tiết ra từ tuyến vú của mẹ gọi là sữa non. Ở một số mẹ bầu, dòng sữa non xuất hiện ở vào những tuần cuối của thai kỳ. Chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài ngày sau khi vượt cạn cùng hàm lượng thấp nhưng sữa non chứa vô vàn dưỡng chất và thành phần miễn dịch quý giá mà sữa mẹ về sau không thể có được. Cụ thể:
-Sữa non giàu carbohydrate, protein và các kháng thể bảo vệ cơ thể non nớt của bé ngay sau khi chào đời.
-Trong sữa non chứa cực kỳ ít chất béo.
-Dễ tiêu hóa phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ sơ sinh.
-Giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại hiệu quả.
-Tác dụng nhuận tràng của sữa non giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài hơn nhằm thải hết phân su ra khỏi cơ thể bé.
-Sữa non giúp cơ thể trẻ sơ sinh bài tiết bilirubin dư thừa, ngăn ngừa bệnh vàng da cho bé.
-Bên cạnh đó sữa non chứa nhiều kháng thể cung cấp hệ miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh.
Sữa non dần chuyển thành sữa chuyển tiếp bắt đầu từ ngày thứ 4 -14. Hai tuần sau khi sinh, sữa non mất hoàn toàn thay thế vào đó là sữa trưởng thành. Quá trình chuyển đổi từ sữa non, sữa chuyển tiếp đến sữa trưởng thành khiến cho nồng độ các kháng thể có trong sữa giảm hẳn duy chỉ có đăc tính chống bệnh tật của sữa mẹ là không hề biến mất.
Quá trình chuyển hóa sữa non sang sữa trưởng thành là bắt buộc phải xảy ra bởi nhu cầu về sữa của trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Mà sữa non thì lại được sản xuất quá ít, hàm lượng lại thấp. Theo sự thèm ăn và trọng lượng của trẻ sơ sinh mà sữa mẹ sẽ được sản xuất với số lượng ngày một lớn.
Có nhiều mẹ rỉ tai về kinh nghiệm dân gian vắt bỏ sữa đầu cho rằng nó không tốt hay không cho bé bú từ sớm vì đợi sữa về nhiều, sợ thuốc giảm đau mẹ dùng ảnh hưởng đến sữa. Mẹ nên biết rằng sữa non chứa cực nhiều thành phần miễn dịch quý giá mà sữa mẹ về sau không có được. Chính vì thế, mẹ đừng bỏ phí những “giọt vàng” quý giá này, nên cho bé bú ngay từ khi bé chào đời.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất và lượng của sữa mẹ
Bên cạnh sự biến đổi về chất và lượng của sữa mẹ theo 3 giai đoạn sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành thì sữa mẹ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như:
Ảnh hưởng bởi các hormone
Sữa mẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào sự thay đổi các hormone trong cơ thể mẹ đó là oestrogen, progesterone, prolactin, lactogen gây ảnh hưởng lên tuyến sữa mẹ. Khi bé mút, phản xạ mút sẽ gây tác động lên não mẹ kích thích sản sinh prolactin và oxytocin. Trong khi prolactin có tác dụng kích thích tuyến yên tiết sữa thì oxytocin sẽ góp phần thúc đẩy tuyến yên bóp cũng như đẩy sữa ra đầu núm vú theo đường đi của các mạch. Chính vì thế, muốn sữa mẹ tiết ra nhiều thì mẹ nên cho con bú từ sớm và bú nhiều lần trong ngày.
Ảnh hưởng bởi tâm trạng của mẹ
Khi tinh thần mẹ thoải mái, tâm trạng vui vẻ thì cơ thể sản sinh nhiều oxytocin và rolactin kích thích tuyến sữa tiết sữa nhiều hơn. Sau khi sinh con, mẹ nên giữ tâm trạng hạnh phúc để có nhiều sữa cho con bú hơn mẹ nhé.
Ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng
Trong khi mang thai hay sau khi sinh thì việc ăn uống của mẹ bao giờ cũng là ăn uống cho cả hai người. Mẹ nạp dưỡng chất gì vào cơ thể thì trong sữa mẹ hiển nhiên có ngay dưỡng chất đó cung cấp cho bé yêu. Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần thiết quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng sau khi sinh, phải ăn đầy đủ các nhóm chất đa dạng nguồn thực phẩm để sữa mẹ phong phú chất dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh ảnh hưởng bởi hormone, tâm trạng, chế độ dinh dưỡng thì chất và lượng của sữa mẹ cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thói quen sinh hoạt, …
Đừng phí hoài một giọt sữa non nào để trẻ sơ sinh nhận được những điều quý giá nhất, tinh túy nhất trong sữa mẹ, mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- sua non cho tre so sinh
Để lại một bình luận