Táo bón ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như biếng ăn, hậu môn bị chảy máu, đau đớn gây đau và quặn bụng. Mẹ cần biết những kiến thức cơ bản để xử lý trong trường hợp con bị táo bón.
Khi trẻ nhỏ bị táo bón thường có cảm giác đau rát hậu môn, chảy máu. Đối với trẻ nhỏ, việc này càng khiến bé ngại đi ngoài, lâu ngày làm phân ở lâu trong ruột, tích tụ phân càng lớn khiến cho bé trở nên biếng ăn, chậm lớn thậm chí suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, trựng tràng của bé lớn lên gây ra chứng đau bụng, chướng bụng trẻ sẽ bị quấy khóc và lười ăn.
Trước hết mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu táo bón của con.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị táo bón
Thông thường số lần đi đại tiện của trẻ từ 1-3 lần/ ngày tuy theo từng độ tuổi.
- Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi thì ngày sẽ đi từ 1-2 lần là bình thường. Trong khi một số cháu đi đại tiện tới 3-4 lần/ ngày cũng không đáng lo ngại.
- Sau 2 tuổi, trẻ sẽ đi đều đặn ngày 1 lần. Sau đó càng lớn dần bé sẽ đi đại tiện ít hơn, đôi khi 2 ngày mới đi 1 lần. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ vào khuôn khổ giống người lớn thì trung bình cứ 1 ngày đi 1 lần.
Nếu trẻ táo bón đến mức phân cứng khó đi thì đã quá nặng nề rồi. Bạn cần phát hiện sớm để thay đổi chế độ ăn uống của trẻ , đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi:
- Bé quá 2 ngày mới đi 1 lần
- Phân của bé thành từng hạt lổn nhổn như kiểu phân dê thì đã là táo dù hạt lổn nhổn không to. Mẹ đừng để khi phân cứng hoặc phân có rớm máu thì đã là táo bón quá mức rồi.
- Bé rất sợ đi đại tiện, khi trẻ đi ngoài thường đỏ mặt, đỏ cổ, è è, rận mãi không ra.
- Trẻ hay cáu gắt, bám mẹ, đòi quấy, đòi bế. Trong khi bình thường trẻ hay nằm ê a, cười đùa hoặc tự chơi.
Mẹ nên làm gì khi con bị táo bón ?
Cách đơn giản nhất để điều trị táo bón cho bé là thay đổi chế độ ăn uống.
- Đối với trẻ chỉ bú mẹ, bạn cũng nên thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Mẹ cần bổ sung thêm rau xanh để có chất xơ hòa tan, tạo chất keo trong sữa. Khi chất này đi vào đường ruột của trẻ sẽ làm phân trở nên mềm hơn.
- Đối với trẻ nuôi bộ thì táo bón là chuyện rất phổ thông trong 1 -2 tuần đầu. Bởi sữa bên ngoài thường ít xơ nên phân hoặc bị cô đặc lại. Trong khi sữa ngoài lại có hàm lượng đạm cao, hút nước mạnh nên phân trẻ sẽ bị khô hơn. Bạn có thể thay sang loại sữa có bổ sung thêm nhiều lactose, bởi chúng sẽ làm cho phân bé mềm và giữa nước trong phân tốt hơn.
- Nếu trẻ bắt đầu ăn dăm thì mẹ cần thêm khẩu phần rau vào trong thực đơn hàng ngày của bé. Mẹ nên tích cực đổi một số loại rau phong phú như rau mồng tới, rau đay, rau ngót để phân mềm hơn. Không nên cho bé ăn thêm đâu đen, đậu xanh, cà rốt, bí ngô vì đây là những thực phẩm sẽ làm phân khô.
Khi việc thay đổi chế độ dinh dưỡng không còn hiệu quả, bạn có thể đổi sang dùng thuốc. Hiện nay có hai loại thuốc đang dùng là sorbitol và lactulose, trong đó thuốc sorbitol nhẹ hơn. Sauk hi điều trị bằng sorbitol không đỡ thì mẹ có thể chuyển sang dùng lactulose.
Bạn lưu ý các loại thuốc khác nhau sẽ có những hiệu quả điều trị khác nhau. Liều lượng thuốc sẽ được tăng lên dần dần nếu như không đem lại tác dụng giảm táo bón cho trẻ. Lưu ý mẹ không được tự ý mua thuốc xổ để trị táo bón cho trẻ vì điều này rất nguy hiểm. Nếu bé không thể đi ngoài được do phân cứng thì mẹ có thể xịt hoặc bôi trôn hậu môi trẻ bằng glycerin.
Thông thường việc dùng thuốc cho trẻ có thể kéo dài tới 3-4 tuần liên tiếp cho đến khi đường ruột quen dần với tiết dịch thì mới dừng. Khi dừng thuốc thì dừng dần dần, giảm liều trước khi kết thúc. Cho đến khi nào mẹ thấy bé đi đại tiện từ 1-2 ngày với màu phân đẹp là được.
Từ khóa được tìm kiếm:
- be 2 thang bi tao bon me nen an gi de cho be bu
- khi tre nho bi bon
- loi khuyen cua bac si khi tre so sinh bi tao bon
- trẻ nhỏ bị táo bón
Để lại một bình luận