Chứng tiểu són là khá phổ biến ở thai phụ trong khi mang thai và kể cả sau khi sinh em bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới.
Có đến 92% số mẹ bầu gặp phải chứng tiểu són trong thai kỳ thậm chí sau khi đã sinh con. Chứng tiểu són hết sức phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì hẳn nhiều mẹ vẫn chưa rõ. Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp chứng tiểu són trong thời gian bầu bí và sau khi sinh.
Sự thay đổi thể chất
Sự thay đổi thể chất khi mang thai là nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu gặp phải chứng tiểu són. Vùng cơ ở đáy xương chậu bị căng ra nhằm nâng đỡ bụng bầu ngày một to vượt mặt của mẹ cộng với áp lực gia tăng lên vùng bụng những khi mẹ ho hoặc mẹ cúi gập người là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng tiểu són.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn nếu mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, chưa kể là hiện tượng tiểu són. Do khi đường tiết niệu gặp vấn đề thì nó sẽ tác động lên bàng quang gây ra chứng tiểu són. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị.
Táo bón
Không ít mẹ bầu gặp táo bón bởi khi mang thai hormone progesterone ngăn cản quá trình tiêu hóa của mẹ gây nên. Và mẹ có biết táo bón thai kỳ cũng là nguyên nhân gây chứng tiểu són? Do táo bón gia tăng áp lực lên bàng quang từ đó dẫn đến chứng tiểu són không mong muốn.
Muốn trị táo bón cũng như hạn chế chứng tiểu són mẹ mang thai nên nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
Tăng cân
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng tăng cân bởi khi đó mẹ phải “ăn cho hai người” để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu nuôi bé cưng trong bụng. Nhưng sự tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu són do áp lực lên bàng quang là rất đáng kể.
Cân nặng của bé
Ngoài việc cân nặng của mẹ thì cân nặng của thai nhi cũng gây nên áp lực không nhỏ cho bàng quang và vùng cơ đáy xương chậu dẫn đến chứng tiểu són.
Áp lực từ tử cung
Bàng quang của mẹ bầu không thể chứa được nhiều nước tiểu như trước kia do áp lực từ tử cung mẹ bầu là rất lớn. Biểu hiện là khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn và gặp chứng tiểu són cũng chính vì thế.
Sự sản sinh progesterone
Sự sản sinh progesterone của cơ thể là nguyên nhân làm giãn cơ đáy xương chậu khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.
Sinh con
Sinh con khiến xương đáy chậu của mẹ suy yếu. Mà việc xương đáy chậu của mẹ bị tổn thương sau khi sinh em bé chính là thủ phạm khiến chứng tiểu són khó thuyên giảm hơn. Chứng tiểu són này có thể kéo dài sau sinh vài tháng.
Sự kéo giãn cơ đáy xương chậu
Quá trình mang thai hay sinh em bé đều làm tổn thương cơ đáy xương chậu ít nhiều. Khi cơ đáy xương chậu bị kéo giãn quá mức thì chứng tiểu són càng dữ dội hơn.
Sự đào thải lượng nước phụ trội trữ trong tế bào
Mẹ sau sinh có xu hướng đi tiểu nhiều hơn do cơ thể buộc phải bài tiết lượng nước phụ trội trữ trong tế bào suốt thời kỳ bầu bí. Lượng nước tiểu cơ thể mẹ phải bài tiết có thể lên đến gần 3 lít/ ngày. Chính vì vậy mà mẹ sau sinh cũng có thể mắc chứng tiểu són.
Con số 92% thai phụ gặp chứng tiểu són trong thai kỳ cho thấy đây là tình trạng phổ biến. Dù khó tránh khỏi nguy cơ nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng tiểu són này bằng nhiều cách. Tập các bài tập cho cơ xương chậu ngay từ khi biết mình có tin vui được các chuyên gia khuyến khích hay mẹ cũng có thể dùng miếng lót vệ sinh để thoải mái hơn trong thời gian bầu bí khi lỡ mắc phải chứng tiểu són này.
Chứng tiểu són phổ biến ở thai phụ có thể kiểm soát nhờ vào việc tập luyện thích hợp cho vùng cơ đáy xương chậu của mẹ trong suốt thai kỳ. Dù chúng không thể biến mất hoàn toàn nhưng chí ít, mẹ cũng không còn quá lo lắng về tình trạng này nữa.
Để lại một bình luận