Vùng kín của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm khi sức đề kháng của trẻ còn khá yếu ớt. Nhiều mẹ thường chủ quan trong quá trình làm vệ sinh cho bé, coi việc này là không cần thiết vì lo con đau. Tuy nhiên, thực tế cần phải có sự chú ý đặc biệt tới vùng nhạy cảm này.
Dưới đây là một số kĩ năng cơ bản cần thiết để vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh an toàn, tránh khỏi những viêm nhiễm và tổn thương vô ý của mẹ.
Cách vệ sinh bộ phân sinh dục cho bé gái
Khác với bé trai, vùng kín của các bé gái thường nằm sâu bên trong nên khá nhạy cảm và cần những cách vệ sinh cẩn thận và đặc biệt hơn.
Dùng miếng bông cotton: Khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái mẹ nên giữ hai chân bé dang rộng, sử dụng một miếng cotton sạch để lau khu vực xung quanh.
Lau từ trước ra sau: Mẹ cần chú ý dùng khăn ướt lau từ trước ra sau để tránh lây truyền những vi khuẩn gây hại tự hậu môn vào âm đạo.
Không được sử dụng xà bông: Với vùng kín của bé gái các mẹ tuyệt đối không được sử dụng xà bông thông thường để vệ sinh. Tuy nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại xà bông hoạt tính, dịu nhẹ để tắm cho bé. Mặc dù chúng không thể tẩy sạch hết các vi khuẩn nhưng chúng sẽ loại bỏ những loại vi khuẩn gây hại trong khi những vi khuẩn có lợi vẫn có thể tồn tại trong âm đạo của bé.
Không trà xát bằng khăn cứng: Khi lau và vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ nên nhớ dùng khăn vải mềm, chấm nhẹ để thấm nước chứ tuyệt đối không được trà xát mạnh. Bởi làn da của bé khá mỏng, đặc biệt là da ở vùng kín, bất cứ trà xát nào cũng có thể gây tổn thương vùng da này.
Khi mẹ quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín của bé như mẩm đỏ, ngứa ngáy, xuất hiện dịch lạ, bốc mùi … thì nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi những dấu hiệu trên cho thấy bé dễ có nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.
Một số lưu ý dành cho mẹ:
Sau khi rửa cho bé, mẹ nên chờ cho vùng da mông và hậu môn của bé thông thoáng khoảng 20 phút rồi hãy đóng bỉm cho trẻ. Nhờ vậy mà bé không cảm giác khó chịu và vùng da này không bị hăm.
Bỉm cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ vùng kín của bé an toàn. Mẹ nên lựa chọn các hãng bỉm có uy tín và chất lượng, ngoài ra khuyên mẹ chọn loại bỉm thấm hút tốt, khử mùi tốt. Đặc biệt, bỉm cần phải mềm mãi để con không bị í hay cọ rát vùng da nhạy cảm của bé. Mỗi lần thay bỉm, mẹ nên rửa lại bằng nước cho trẻ.
Hạn chế đóng bỉm cho bé cả ngày. Thực tế việc đóng bỉm không hề tốt cho vùng da nhạy cảm tại vùng kín của bé, nên trong một khoảng thời gian nhất định hàng ngày mẹ nên để bé thả rông cho thoải mái hơn.
Mẹ không cần thiết phải sử dụng đến khăn ướt cho mùi thơm hay sữa dưỡng da đặc biệt cho trẻ. Các mẹ chỉ cần rửa bằng nước ấm sạch và các loại khăn mềm không mùi là được.
Các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên thoa một lớp thuốc mỡ mỏng để bảo vệ da bé sau mỗi lần thay tã.
Bạn cũng nên chú ý, thời gian đóng bỉm cho bé liên tục từ 4-6 giờ / ngày có thể khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín hơn so với bình thường.
Để lại một bình luận