Trẻ sơ sinh ít ngủ không những chỉ khiến mẹ mệt mỏi, kệt sức mà còn ảnh hưởng tới sư phát triển của trẻ sau này. Nếu mẹ đang đau đầu về vấn đề này hãy thử tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trước khi đi vào những bí quyết để giúp bé tăng giờ ngủ thì mẹ cần nắm được những điều cơ bản về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
Thứ nhất, trong khoảng 24 giờ sau sinh trẻ ngủ trung bình khoảng 16 tiếng mỗi ngày. Sau khi tới tháng thứ 3 thì giấc ngủ của trẻ khoảng 15 tiếng mỗi ngày. Những giấc ngủ của trẻ thường không kéo dài, ngay cả ban đêm cũng có thể tỉnh giấc bởi dạ dày của trẻ rất nhỏ, khoảng 2-3 h là sẽ bị đói nên dễ bị tỉnh giấc. Bắt đầu từ 3 tháng trở ra, bé sẽ dần bước vào chu kỳ ngủ bình thường và ổn định.
Thứ hai, độ dài của mỗi giấc ngủ sẽ phụ thuộc vào từng bé. Một số trẻ chỉ ngủ mỗi giấc khoảng 2 giờ và ban đêm giấc ngủ kéo dài 4-6 giờ. Tuy nhiên, một số khác lại thường xuyên chỉ ngủ ban ngày, ban đêm thức xuyên khó ngủ.
Thứ 3, trẻ từ 3 tháng tới 1 năm sẽ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn về ban đêm. Những giấc ngủ ngắn sẽ kéo dài dần ra hơn. Khi đó, hầu hết trẻ đều ngủ tới 11 giờ vào ban đêm sau đó thức giấc. Những trẻ ít ngủ thì giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 2 giờ hoặc 30 phút.
Khi thiếu ngủ và việc ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, trẻ thường có những biểu hiện sau đây:
- Ngáp ngủ, mắt lờ đờ vào hôm sau
- Kém năng động, ít vui tươi, hay quấy khóc
- Chán ăn, bỏ bú hay bị nôn trớ
- Giật mình lúc nửa đêm, quấy khóc
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ít ngủ
Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ
Nếu trẻ bị đói thì thường thức giấc vào lúc nửa đêm và quấy khóc. Chính bởi vậy mẹ nên chú ý quan sát thời điểm cho bé bú sao cho con bú đủ no để có giấc ngủ dài và sâu hơn. Nếu để trẻ thức giấc vì đói thì sau đó sẽ khó quay lại được giấc ngủ ban đầu.
Chú ý không gian ngủ
Một không gian đủ thoáng mát, ít gió lùa, nhiệt độ phòng phù hợp để bé luôn có cảm giác an toàn và thoải mái trong giấc ngủ. Nhiều bà mẹ còn chắn bên cạnh con một chiếc gối hay chăn nhỏ để bé có cảm giác an toàn và ấm áp như có mẹ ở bên. Hơn nữa, phòng ngủ cần đủ tối để trẻ dễ dàng chìm trong giấc ngủ. Một số mẹ có thói quen để đèn ngủ cho con, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ đáng kể, bé khó lòng ngủ sâu giấc.
Đảm bảo trẻ luôn được khô ráo trong giấc ngủ
Tã ướt nhẹp thường là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ tỉnh giấc bởi bứt rứt và khó chịu. Bởi vậy, mẹ cần chú ý kiểm tra lại tã cho trẻ trước khi ru con chìm sâu vào trong giấc ngủ nhé!
Sử dụng âm nhạc, tiếng ổn trắng
Một bí quyết được các bà mẹ chia sẻ giúp ru con ngủ hiệu quả đó chính là âm nhạc. Âm nhạc khiến cho cơ thể trẻ nhỏ cũng như người lớn rơi vào trạng thái thư giãn và dễ dàng chìm vào trong giấc ngủ. Ngoài ra, cho trẻ nghe nhạc ngay từ nhỏ cũng là cách nuôi dưỡng khả năng nghệ thuật của trẻ từ rất sớm.
Thêm nữa, việc sử dụng tiếng ồn trắng là tập hợp những âm thanh ở tần số thấp, đều nhau cũng khiến cho trẻ dễ ngủ hơn. Theo các nghiên cứu, tiếng ồn trắng này gần giống với âm thanh khi bé ở trong bụng mẹ, cảm giác an toàn và quen thuộc sẽ dễ dàng ru bé vào trong giấc ngủ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Những trẻ dễ bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm kèm theo các dấu hiệu như nôn trớ, vặn mình … thì đây chính là do bị thiếu canxi. Bởi vậy, mẹ cần bổ sung sữa phù hợp cùng tắm nắng đều đặn nhằm tăng cường canxi cho bé.
Trường hợp mẹ sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà … cũng làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ khiến con khó ngủ và bứt rứt khó chịu.
Mát xa, tắm
Nếu trẻ ngủ ít vào ban đêm, mẹ nên áp dụng các biện pháp như cho bé tắm nước ấm và mat xa nhẹ nhàng trước khi cho con ngủ. Việc làm này giúp kích thích lưu thông máu để bé có cảm giác thoải mái để chìm sâu vào trong giấc ngủ.
Hơn nữa, để tránh tình trạng trẻ bị thức giấc vào ban đêm, mẹ không nên cho con có giấc ngủ ngắn trước khi ngủ đêm. Bởi như vậy bé dễ bị rơi vào trạng thái bị ép ngủ, giấc ngủ bị ức chế dễ làm bé giật mình tỉnh giấc.
Để lại một bình luận