Đây là thời điểm bạn cần tham gia một vài xét nghiệm để đảm bảo em bé đang phát triển khỏe mạnh và an toàn trong bụng mẹ. Hãy thư giãn và giữ tư thế thoải mái, bởi bà bầu nào cũng phải trải qua nó cả.
Thay đổi của mẹ bầu trong tuần 14
Những cuộc hẹn khám thai đã định trước: Theo quy định khám thai ở giai đoạn đầu, chắc chắn bạn sẽ phải xét nghiệm máu. Khi đó bạn có thể kiểm tra được sức khỏe của thai nhi, bác sĩ sẽ đưa cho bạn những chuẩn đoán hoặc yêu cầu bạn làm thêm vài xét nghiệm nữa.
Đối mặt với táo bón và khó tiêu: Đây là điều phần lớn các bà bầu đều phải trải qua. Bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày của mình đầy đủ nước, chất xơ, trái cây, rau và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ ruột hoạt đông bình thường, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón.
Tăng tiết dịch âm đạo: Vẫn là câu chuyện muôn thuở của chị em mang thai. Nếu bạn thấy dịch nhày âm đạo tiết ra có màu đục, mùi hôi hoặc cảm giác ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm. Còn không, dịch nhày thường có màu trắng đục hoặc trong, đây chính là chất đóng vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm.
Có thể bị đau nhói hai bên bụng: Đó là do dây chằng và các cơ hỗ trợ tử cung của bạn đang làm việc cật lực với sự lớn lên của em bé. Hãy chú ý trong quá trình di chuyển, đừng đứng quá lâu một chỗ hay di chuyển bất ngờ.
Em bé lớn lên thế nào ở tuần thứ 14?
Chuyển động mắt: Đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn của con người. Điều đặc biệt là ở tuần này, em bé của bạn đã bắt đầu thực hiện chuyển động mắt qua hai bên. Tuy nhiên, hai mí mắt vẫn khép để bảo vệ mắt và khi có ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng mí mắt của bé sẽ trở thành ửng đỏ.
Mở miệng và di chuyển đôi môi: Cùng với sự phát triển của mắt, khuôn mặt của trẻ càng lúc càng rõ ràng hơn. Đôi môi của bé nhỏ xíu có thể mở và nuốt liên tục để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý.
Nắm lấy dây dốn: Khi đôi tay hình thành đủ 5 ngón bé cũng có thể phát hiện ra dây rốn và nắm lấy nó. Mặc dù việc nắm chặt dây rốn sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng lưu thông máu, tuy nhiên bé sẽ tự biết bỏ ra khi nguy cơ đó xảy ra
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 14
Tiêm chủng vac-xin để phòng ngừa: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mình mũi tiêm vac-xin cần thiết cho cả mẹ và bé trong gian đoạn này.
Lưu lại hình ảnh khi mang thai: Nhiều bà bầu tỏ ra hối tiếc vì đã không để lại bức ảnh nào khi mình đang mang bầu. Đây thực chất là những kỉ niệm đẹp cần lưu giữ để sau này em bé của bạn sẽ có cơ hội xem lại tất cả. Thậm chí, quay phim hay ghi âm lại giọng mẹ cũng là cách dễ thương để làm nhật ký mang thai.
Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ : Nếu công việc của mẹ bầu phải ngồi trước máy tính quá lâu thì hãy thả lỏng cơ thể bằng cách thi thoảng đứng dậy đi dạo quanh phòng. Đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể bà bầu không bị mất nước.
Chế độ dinh dưỡng: Hãy tìm kiếm nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu. Tăng cường bổ sung thực phẩm giúp cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn, đồng thời tránh những đồ ăn tái, sống hoặc gỏi có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ nên tham khảo thông tin thêm tại các bài viết dưới đây:
Thai nhi tuần 13: Mọi thứ không còn vừa với mình nữa rồi !
Thai tuần 15: Đã bắt đầu xác định được giới tính của em bé
Từ khóa được tìm kiếm:
- https://babaucanbiet com/thai-nhi-tuan-14/
- thai tuan thu 14
- tuần14
- BẦU 14 TUẦN
- thai nhi 14 tuan
- thai nhi tuan 14
Để lại một bình luận