Hẳn mẹ bầu nào cũng biết có một bảng cân nặng chuẩn dành cho thai nhi từng tuần tuổi. Và tất nhiên bất kỳ bà mẹ mang thai nào cũng mong mỏi bé cưng trong bụng đạt mức tăng trưởng đều đặn đó. Nhưng không phải đứa bé nào cũng có sự phát triển đồng đều như thế, một vài bé chậm phát triển trong bụng mẹ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Nguyên nhân thai nhi phát triển chậm
Thai nhi chậm phát triển là tình trạng sức khỏe kém của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Bé khi chào đời sẽ nhẹ cân và nguy cơ tử vong là rất cao – hệ quả của tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung mẹ bầu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thai nhi tăng trưởng chậm, cụ thể:
Nguyên nhân từ phía người mẹ
-Mẹ bầu mắc các căn bệnh như rubella, giang mai, toxoplasmosis trong thời gian mang thai.
-Mẹ quá gầy hoặc quá thấp bé khi mang thai cũng dễ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng.
-Mẹ uống rượu, hút thuốc, lạm dụng thuốc hay ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
-Mẹ mắc các vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, rối loạn chức năng thận, …
-Mẹ mang song thai hoặc đa thai.
-Trước khi mang thai, mẹ từng mắc chứng lupus.
-Mẹ mang thai ở tuổi vị thành niên cũng khiến thai nhi chậm phát triển.
-Mẹ đã từng sinh con thấp bé nhẹ cân trước đó.
Nguyên nhân từ phía thai nhi
-Nhau thai gặp vấn đề khiến thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng, oxy cần thiết.
-Bất thường nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng.
-Bất thường ở dây rốn khiến thai nhi phát triển chậm.
-Mức nước ối thấp
– Người mẹ bị bệnh lupus trước đó.
– Người mẹ đã từng sinh con nhẹ cân, chậm phát triển trước đó.
– Mẹ mang thai ở tuổi vị thành niên.
Chẩn đoán thai nhi chậm phát triển là cần thiết
Việc chẩn đoán thai nhi có chậm tăng trưởng trong bụng mẹ hay không là điều rất nên làm bởi vì không phải thai nhi nhẹ cân là đồng nghĩa với việc bé chậm phát triển.
Để chẩn đoán thai nhi có chậm phát triển trong tử cung người mẹ hay không điều đầu tiên cần làm là xác định tuổi thai. Từ đó các bác sĩ sẽ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ và đem kết quả đó so sánh với tốc độ tăng trưởng chuẩn.
Mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng hay theo dõi nhịp tim hoặc chọc ối để tìm ra nguyên nhân tình trạng chậm phát triển của bé trong bụng mẹ. Chính vì thế, mẹ bầu đừng bỏ qua các buổi khám thai định kỳ bởi siêu âm thai là cách hữu hiệu giúp phát hiện sớm các vấn đề về nồng độ nước ối hay nhau thai – những tác nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng ở thai nhi.
Thai nhi chậm phát triển: Điều trị thế nào?
Một trong những cách điều trị tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng là mẹ buộc phải sinh con sớm nếu thai kỳ từ 34 tuần trở lên. Tất nhiên, việc điều trị tình trạng này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân là gì cũng như giai đoạn thai kỳ là ở vào tuần thai thứ mấy.
Nếu dưới 34 tuần tuổi, thai nhi sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao đến tuần thứ 34. Trong suốt thời gian đó, mẹ cần nghỉ ngơi cũng như ăn uống lành mạnh, đủ nhóm chất cần thiết.
Để ngăn chặn nguy cơ thai nhi tăng trưởng chậm thì ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp nghỉ ngơi, và luyện tập hợp lý. Bỏ ngay các thói quen xấu, duy trì các thói quen lành mạnh để giúp thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt, vững chắc.
Đừng quên ăn uống hợp lý, luyện tập vừa sức và đảm bảo có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong suốt thai kỳ cũng như khám thai định kỳ để ngăn ngừa tình trạng thai nhi phát triển chậm mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai nhi chậm phát triển
- nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân
- nguyên nhân thai chậm trưởng do tăng huyết áp
- nguyên nhân thai nhi chậm phát triển
- thai chậm phát triển
- thai chậm phát triển trong tử cung
- thai nong cham phat trien
- theo dõi cân năng của thai nhi
Để lại một bình luận