Theo tác giả David Palmer trong cuốn Parents s Guide to IQ Testing and Gifted Education cho biết những trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý thường có chỉ số IQ cao hơn bình thường nhưng điểm số các bài thi học thuật lại thấp hơn kỳ vọng.
Chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý viết tắt ADHD thường gặp ở trẻ có thể rất giỏi chơi game, nghe được nhiều cuộc hội thoại, tích cực chơi đùa cùng lúc nhưng khi học tập thường ít có khả năng tập trung. Đây là lý do trẻ có điểm số trong các bài thi ở trường lớp thường thấp hơn so với kỳ vọng.
Biểu hiện của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý
Bằng cách theo dõi và quan sát học sinh phụ huynh và giáo viên có thể phát hiện ngay chứng ADHD ở trẻ bằng các biểu hiện sau:
- Thường xuyên quên đồ dùng hoặc mất dụng cụ học tập: Trẻ ADHD thường hay có tính quên đồ dùng, cho tới khi về nhà mới phát hiện ra. Bố mẹ của những trẻ này luôn đau đầu vì con liên tục bị mất đồ, thậm chí có khi quên cả cặp ở trường.
- Không giao tiếp với bạn bè: Những trẻ em này thường thiếu tự tin trong giao tiếp hoặc khó thích nghi với môi trường mới.
- Lơ đãng hay mơ màng : Thực chất trẻ ADHD không hề kém thông minh các bạn cùng lớp tuy nhiên bé gặp khó khăn trong vấn đề làm theo hướng dẫn hoặc khó kiên nhẫn làm việc gì trong thời gian dài. Bởi vậy trong giờ học bé thường tỏ ra lơ mơ, kém tập trung nên khó nắm kịp lời giảng hay các yêu cầu bài tập của giáo viên trên lớp.
- Khó khăn bày tỏ cảm xúc: Mặc dù tăng động giảm tập trung nhưng một số trẻ mắt ADHD thường có các dấu hiệu kém phát triển về ngôn ngữ. Chính vì vậy, bé gặp khó khăn để diễn giải vấn đề bằng lời hay bày tỏ cảm xúc thông thường. Đây cũng là lý do trẻ không giao tiếp nhiều với bạn bè.
Ngoài những biểu hiện trên, trẻ có chứng ADHD thường dễ bị ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp mặc dù thực chất chỉ số IQ không hề thấp.
- Không tập trung trên lớp: Bộ não của trẻ ADHD thường như một bộ máy luôn hoạt động liên tục. Bởi vậy bé hiếm khi nào có thể ngồi im một chỗ. Bé luôn cố gắng đứng lên, chạy xung quanh, thậm chí nếu ngồi xuống thì thương xuyên ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trên ghế.
- Ít kiên nhẫn: Bởi tăng động nên trẻ không có khả năng nhận biết mong muốn của người khác. Bé luôn cắt lời người lớn đang nói hoặc khó khăn để phải chờ đợi hay làm việc gì đó tỉ mỉ mất nhiều thời gian.
- Day quậy phá, dễ nổi giận: Những trẻ em mắc ADHD rất khó để kiểm chế cảm xúc, đôi khi bạn sẽ thấy bé có thể bùng phát cơn thinh nộ vào các thời điểm không phù hợp.
- Kết quả học tập không ổn định: Do độ tập trung kém nên kết quả tiếp thu của trẻ ADHD cũng kém ổn định.
Khi có con mắc ADHD bố mẹ nên làm gì?
Những trẻ ADHD thường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để hỗ trợ điều trị. Bố mẹ và giáo viên trên lớp nên quan sát để phát hiện kịp thời các trường hợp này nhằm đưa bé tới nơi thăm khám phù hợp. Sau đây là một số địa chỉ để thăm khám cho trẻ ADHD để các bậc phụ huynh tham khảo:
Một số địa chỉ thăm khám cho trẻ:
Hà Nội:
1 – Viện nhi trung ương
2 – Viện sức khỏe tâm thần quốc gia
3 – Bệnh viện tâm thần Hà Nội
TP HCM:
1 – Bệnh viện Tâm thần Tp. HCM ( 766 Võ Văn Kiệt Q.5)
2 – Khoa Khám Tâm lý – Tâm thần trẻ em (165B Phan Đăng Lưu – Quận Phú Nhuận)
3 – Bệnh viện Nhi Đồng 1
4 – Bệnh viện Nhi Đồng 2
Miền Trung:
1 – Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng
2 – Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa
Để lại một bình luận