Mặc dù không còn thiếu kinh nghiệm như lần 1 nhưng ở lần mang thai thứ 2 các mẹ cần chuẩn bị tâm lý cũng như chú ý tới một số điều cần thiết sau nhé!
Hiện tượng ốm nghén
Bạn nên nhớ không phải lần nào mang thai cũng ốm nghén giống nhau. Thậm chí mức độ ốm nghén hay thời gian xuất hiện tình trạng này cũng khác lần trước. Ví dụ như nếu như có bầu bé đầu mẹ thường thèm chua thì có thể ở lần này bạn sẽ đổi gu sang thèm đồ mặn, đồ ngọt. Hoặc nếu bạn từng bị ốm nghén dai dằng, vật vã ở lần đầu thì có thể lần này sẽ đổi khác, mọi cảm giác nôn ói, chán ăn sẽ được giảm bớt.
Tăng cường axit folic
Đây là loại dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể bà bầu suốt thai kỳ nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đối với các mẹ mang thai lần 2 đều hiểu được sự cần thiết của axit folic, vậy nên khi đã có kế hoạch mang thai bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất này vào chế độ ăn hàng ngày.
Để đảm bảo yên tâm, chị em nên hỏi bác sĩ về viêc dùng thực phẩm chức năng nhằm tăng cường axit folic cho cơ thể. Theo tiêu chuẩn, các mẹ nên chuẩn bị 400mcg/ ngày với cơ thể phụ nữ trước khi mang thai và 600 mcg/ ngày trong suốt quá trình mang thai.
Bắt đầu tập thể dục trước khi sinh
Trong suốt thời gian mang thai, tập thể dục là rất quan trọng không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh, tránh dị tật biến chứng sau khi sinh.
Bởi vậy, mang thai lần 2 các mẹ đặc biệt chú ý đến việc duy trì tập thể dục thường xuyên đều đặn. Bạn có thể áp dụng một số bài tập yoga đơn giản, đi bộ … nhằm giảm sự đau đớn ở cơ bắp, tinh thần thoải mái thư giãn đồng thời giúp bạn dễ dàng vượt cạn hơn nhiều.
Chăm sóc da
Những vết rạn da của lần sinh trước đôi khi để nhắc nhở bạn nên chăm chút đến làn da của mình hơn. Rút kinh nghiệm lần sau đầu, các mẹ nên tìm kiếm những biện pháp giúp ngăn ngừa rạn da ngay từ sớm. Bạn có thể sử dụng bơ ca cao, dầu dừa nguyên chất đều là các thành phần tự nhiên, lành tính rất tốt để dưỡng ẩm và cải thiện rạn da.
Một số biến chứng của lần mang thai đầu
Các mẹ cần lưu ý rằng nếu lần đầu sinh bạn từng bị trầm cảm thì tốt nhất nên đợi 2 năm sau hãy tiếp tục cho kế hoạch mang thai lần 2. Bởi lẽ, khi sinh bé thứ 2 đồng nghĩa với áp lực kinh tế, gia đình sẽ tăng lên gấp đôi, bạn không khỏi bận rộn với một núi các công việc lặt vặt, điều này dễ khiến bạn mắc lại chứng bệnh này.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng có tiền sử bị sinh non thì cần trao đổi trước với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho lần sinh bé thứ 2 nhé. Đặc biệt khi mẹ cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng, khó chịu đều phải tới ngay bệnh viện để kịp thời được thăm khám.
Lưu ý với chị em từng sinh mổ mang thai lần 2
Để đảm bảo an toàn cho vết mổ, các mẹ nên chờ từ 18 – 23 tháng sau để bắt đầu có thai lại. Bởi trường hợp khoảng cách mang thai quá gần nhau sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và nguy cơ biến chứng ở thai nhi cao hơn nhiều.
Hơn nữa, mang thai sau khi sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, khi quyết định mang thai lần 2 các mẹ nên đi kiểm tra sức khoẻ cẩn thận trước và sau khi mang thai để đảm bảo không xảy ra vấn đề gì bất thường.
Để lại một bình luận