Một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ sau sinh là sa tử cung. Với các mức độ sa tử cung khác nhau có thể khiến mẹ khó chịu ở âm đạo, viêm nhiễm thậm chí gây vô sinh. Chính vì thế việc hiểu rõ sa tử cung là gì giúp mẹ chủ động phòng tránh cũng như xử lý kịp thời.
Thông thường, sau khi sinh các mẹ luôn nghe nhắc đến việc cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày nhất là không được làm việc nặng để tránh sa tử cung. Nhưng không nhiều mẹ hiểu rõ về bện lý sa tử cung này cũng như nguyên nhân và biến chứng cụ thể của nó ra sao.
Sa tử cung được hiểu nôm na là hiện tượng tử cung của mẹ sa thấp xuống trong âm đạo nên hay còn được gọi là sa dạ con. Hiện tượng sa tử cung này chỉ xảy ra ở đối tượng phụ nữ sau khi sinh nhất là những mẹ làm việc nặng nhọc hoặc mẹ từng sinh con nhiều lần và cuối cùng là phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50 trở lên. Cũng có vài trường hợp ghi nhận bệnh lý sa tử cung xảy ra ở những mẹ còn trẻ tuổi nhưng không đáng kể.
Sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc sau âm đạo là những biểu hiện đi kèm bệnh lý sa tử cung này. Có nhiều mức độ sa tử cung, ở mức độ nặng thì tử cung của mẹ có nhiều khả năng sa xuống rất thấp và lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo.
Những dấu hiệu nhận biết sa tử cung
Thông thường, bất kỳ bệnh lý nào cũng có những dấu hiệu nhận biết dù mơ hồ nhưng nếu theo dõi sát sao, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra lời cảnh báo của cơ thể. Cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo đều là những triệu chứng của bệnh lý sa tử cung. Dù đau lưng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng mẹ không nên chủ quan bỏ qua bệnh lý sa tử cung nguy hiểm này mẹ nhé.
Ngoài các triệu chứng trên thì còn có các dấu hiệu cụ thể hơn giúp nhận biết sa tử cung:
-Mỗi lần mẹ hắt hơi hay cười đều có thể bị són tiểu.
-Mỗi lần đi tiểu tiện hay đại tiện, mẹ đều cảm thấy đau đớn, khó khăn.
-Đau đớn mỗi khi gần gũi với bạn đời.
-Mẹ bị đau lưng vùng thấp.
-Khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy như nước mũi hoặc đi kèm là chảy máu âm đạo vô cùng bất thường.
-Mẹ thường cảm thấy như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác như có cái gì rơi ra khỏi âm đạo của mẹ.
-Trường hợp sa tử cung nặng hơn, mẹ sẽ có cảm giác ở âm đạo như có quả bóng phồng ra.
Các mức độ sa tử cung và biến chứng
Có 3 mức độ sa tử cung khác nhau mà mẹ cần phải hết sức lưu ý.
-Sa tử cung mức độ 1: Tử cung bị sa xuống thấp nhưng tử cung vẫn còn nằm bên trong âm đạo của mẹ.
-Sa tử cung mức độ 2: Cổ và một phần thân tử cung bị sa ra bên ngoài âm đạo.
Ở 2 mức độ sa tử cung 1 và 2 mẹ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được hiện tượng sa tử cung nếu biết lên kế hoạch nghỉ ngơi và có các bài luyện tập thích hợp.
-Sa tử cung mức độ 3: Tình trạng viêm nhiễm, lở loét gây ra do toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm đạo.
Khi bệnh tình đã chuyển sang mức độ 3 tương đương với sa tử cung nặng thì mẹ cần phải sẵn sàng tâm lý đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, đó có thể là: loét âm đạo, viêm nhiễm diện rộng, vô sinh thậm chí tử vong.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” các sản phụ sau khi sinh nên hạn chế nằm một chỗ mà nên đi bộ nhẹ nhàng. Đặc biệt, mẹ nhớ không được ngổi xổm hay bê vác các vật nặng. Mẹ nên có kế hoạch nghỉ ngơi thật hợp lý kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh lý sa tử cung. Cho con bú sớm cũng là một trong những biện pháp giúp mẹ phòng ngừa sa tử cung vô cùng hiệu quả.
Để tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc sau khi sinh, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như nâng cao ý thức phòng ngừa các bệnh lý sau sinh mà hiện tượng sa tử cung nguy hiểm là một trong số đó. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Từ khóa được tìm kiếm:
- dau tu cung sau sinh
- lam sao biet bi sa tu cung sau sinh
- dấu hiệu sa tử cung sau sinh
- sa tử cung sau sinh
- sa tu cung sau sanh
- sa tử cung sau khi sinh
- sa tử cung có nguy hiểm không
- mẹ bầu bị thấp tử cung
- hiện tượng sa điều ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không
- tư cung to sau sinh co nguy hiem gi
Để lại một bình luận