Sinh non là dùng để chỉ việc sinh em bé khi thai nhi mới được từ 28-37 tuần tuổi hay dân gian còn gọi nôm na là sinh thiếu tháng. Các hậu quả khó lường do sinh non không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn nảy sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với bé. Để tránh nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần thiết phải thực hiện ngay những lời khuyên trong bài viết bên dưới.
Sinh non là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến việc mẹ mang thai nhưng vẫn hút thuốc lá hay uống thức uống chứa cồn,… Sinh non không chỉ gây tai hại cho sức khỏe của chính người mẹ mà còn có thể để lại di chứng cho bé sau này. Có thể tránh được nguy cơ sinh non nếu mẹ chịu khó thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh.
Bổ sung vitamin đủ và đúng cách
Ngoài việc bổ sung vitamin thiết yếu như axit folic, canxi, sắt thông qua nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mẹ mang thai còn cần uống bổ sung vitamin bởi chỉ hấp thụ qua thực phẩm là không đủ lượng.
Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu chịu khó bổ sung vitamin cho cơ thể nguy cơ sinh non cũng nhờ vậy mà được gia giảm.
Khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay
Do áp lực của bụng bầu lên bàng quang mà mẹ bầu hay đi tiểu nhiều trong suốt thai kỳ. Một ngày mẹ có thể ghé nhà vệ sinh vô số lần nhưng đừng vì lười mà nhịn tiểu mẹ nhé. Bởi khi mẹ nhịn tiểu, các cơn co thắt sẽ được sinh ra gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến sinh non.
Đừng quên bài tập yoga tư thế con gấu
Nghe có vẻ lạ với nhiều mẹ bầu chưa từng tập bộ môn yoga này. Tư thế con gấu trong bộ môn yoga giúp co giãn tử cung mẹ bầu, góp phần giảm các cơn co thắt và hạn chế được nguy cơ sinh non hiệu quả.
Khám thai định kỳ
Không được quên bất kỳ lần khám thai nào mẹ nhé. Khi khám thai đều đặn, đúng lịch mẹ sẽ biết được tình trạng tăng trưởng của thai nhi cũng như sức khỏe của chính bản thân mẹ ra sao trong từng mốc thời gian cụ thể. Nếu có dấu hiệu dọa sinh non, bác sĩ sẽ giúp mẹ can thiệp kịp thời.
Kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ
Đây là điều được nhắc đi nhắc lại với bà mẹ mang thai nếu muốn có thai kỳ ổn định. Mẹ đừng nhầm nhọt việc tăng cân nhanh, nhiều là tốt cho thai nhi. Quan trọng nhất là mức tăng cân của mẹ phải chuẩn trong từng mốc thời gian tiêu biểu của thai kỳ. Ví như trong 3 tháng đầu mang thai, với những mẹ bầu có sức khỏe tốt chỉ cần tăng 1kg hoặc không tăng cũng chẳng sao.
Việc tăng cân vượt mức hay không thể lên cân ổn định trong suốt thai kỳ gây ra nhiều hệ lụy trong đó có nguy cơ sinh non. Mức tăng cân lý tưởng được các chuyên gia khuyến cáo nên là từ 11-15 kg trong suốt 40 tuần thai. Riêng với những thai phụ thấp bé nhẹ cân hay thừa cân khi mang thai cần tăng cân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thai phụ trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Một chế độ ăn lành mạnh, khoa học và cân bằng giúp ít rất nhiều trong việc hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện trong bụng mẹ.
Mẹ bầu cần thiết duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhất là axit béo omega-3 để ngăn ngừa nguy cơ sinh non kèm theo đó là rau có lá và các loại trái cây cũng như thực phẩm giàu vitamin C và canxi cho thai nhi tăng trưởng tốt suốt thai kỳ.
Khám nha khoa định kỳ
Mẹ có biết chứng nha chu có thể gây nhiễm trùng tử cung khiến nguy cơ sinh non tăng cao? Chưa kể việc mẹ bị sâu răng, bệnh ở nướu răng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhau thai làm thai nhi kém phát triển dễ dẫn đến sinh non. Chính vì vậy, khám nha khoa định kỳ là biện pháp hữu hiệu mà mẹ bầu nên ghi nhớ để góp phần giảm nguy cơ sinh non.
Uống nước nhiều
8 ly nước/ ngày là con số chuẩn các chuyên gia đưa ra cho thai phụ để giúp cơ thể được ngậm nước từ đó hạn chế các cơn co thắt – nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sinh non.
Áp dụng ngay các lời khuyên trên để không còn ám ảnh về nguy cơ sinh non nữa, bầu nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cần làm gì để tránh sinh non
Trả lời