Nhiều cha mẹ chú ý bổ sung chất dinh dưỡng để giúp con phát triển chiều cao mà không biết rằng còn một số các nhân tố quan trọng khác góp phần tăng trưởng chiều cao cho bé.
Mong con cao lớn như hoa hậu, người mẫu, tiếp viên hàng không … là hi vọng của nhiều bậc cha mẹ. Chiều cao ngày nay mỗi lúc một quan trong để quyết định đến tương lai, làm tiền đề phát triển sự nghiệp cho bé sau này. Không thể phủ nhận rằng nhiều người nhờ có chiều cao mà dễ dàng phát triển và thăng tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nhân tố nào quyết định đến chiều cao, tại sao nuôi dưỡng trong cùng điệu kiện vật chất mà người cao người lùn? Mời các bạn cùng tham khảo các yếu tố sau nhé!
- 7 sai lầm nghiêm trọng của mẹ khiến con bị lùn
Gen di truyền
Đây là yêu tố phụ thuộc và chiều cao của bố mẹ. Theo như tính toán thì các mẹ có thể áp dụng công thức dưới đây để nghiên cứu chiều cao của con mình:
Chiều cao con trai = (( chiều cao mẹ+15 cm)+chiều cao bố)/2
Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15 cm) + chiều cao mẹ)/2
Tuy nhiên các bậc cha mẹ đừng nên lo lắng nếu có chiều cao khiêm tốn. Bởi thực tế nhiều khi bố mẹ thấp nhưng con vẫn cao lớn, đây là do trong họ hàng vẫn tồn tại gen cao hoặc do biết cách bổ sung dinh dưỡng, môi trường sinh hoạt, quá trình rèn luyện thể dục thể thao …
Dinh dưỡng
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây có chỉ ra rằng chiều cao của trẻ chỉ phụ thuộc 20 % vào gen di truyền, còn lại là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường chiếm tới 80 %. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để cho xương chắc khoẻ, phát triển khung xương toàn diện. Tuỳ theo từng lứa tuổi mà lượng dinh dưỡng lại khác nhau, tuy nhiên các mẹ nên nhớ bổ sung đầy đủ 4 loại dinh dưỡng : đạm, tinh bột, chất béo, rau trong bữa ăn của bé.
Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ khuyên các mẹ nên cho các con ăn các loại ngũ cốc, trái cây chứa nhiều vitamin A,C, Kali, chất xơ, đồng thời các thực phẩm giàu protein, canxi, magie, phốt pho, kẽm,sắt cũng không kém phần quan trọng.
Với trẻ biếng ăn, các mẹ nên cho con uống sữa thường xuyên để bổ sung chất dinh dưỡng thiếu và kích thích hệ tiêu hoá của bé hoạt động tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho con ăn vặt, ăn quá mặn hay ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ canxi cho cơ thể.
Rèn luyện thể dục thể thao
Sụn xương góp phần hình thành lên chiều cao của bé. Việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao đúng cách giúp xương bé phát triển tốt hơn. Các động tác vận động đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống … kích thích sự đàn hồi, co giãn và lớn lên của hệ thống xương. Để kích thích chiều cao bé phát triển ngay từ độ tuổi 5-6 các mẹ nên cho con tập các môn thể thao như bong rổ, bơi lội, nhảy dây để phát triển chiều cao từ sớm.
Tình trạng sức khoẻ
Những trẻ mắc các bệnh như tuyến giáp, thiếu hormone, rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao của bé. Theo nghiên cứu những trẻ mắc hội chứng Down, Turner thường có chiều cao thấp hơn các trẻ bình thưởng khoảng 10 % trở lên tuỳ theo lứa tuổi.
Môi trường xã hội
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể lực của trẻ em. Điều này giải thích tại sao ở các nước kém phát triển ở châu Phi trẻ em thường còi cọc, thấp bé. Những trẻ em dễ có nguy cơ còi xương, thiếu dinh dưỡng thường sống trong môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch và thực phẩm an toàn.
Để lại một bình luận