Nhiều nghiên cứu mới đây các chuyên gia cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nếu ăn một lượng lớn cam thảo có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển não bộ của thai nhi.
Thực vậy, một nhóm nghiên cứu của trường ĐH Edinburgh (Scotland) và Helsinki (Phần Lan) cho rằng thành phần của cam thảo là glycurrhiza sẽ gây tổn hại cho nhau thai và cho phép các hoocmon chuyển từ bà mẹ sang em bé. Khi mẹ bầu sử dụng cam thảo với liều lượng cao thì hooc môn stress có thể tác động tới sự phát triển của não bộ em bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ gây ra chứng rối loạn hành vi.
Nghiên cứu này đã test lại trí nhớ của 321 trẻ em 8 tuổi về kỹ năng hiểu biết từ vựng và không gian. Các bà mẹ đã tham gia bằng cách điền vào bảng chi tiết câu hỏi về hành vi của con mình. Các nhà khoa học cho biết phụ nữ mang thai ăn 100 gram cam thảo trong 1 tuần lễ sẽ cung cấp 500 milligram glycyrrhiza được xem là ăn nhiều.
Thai nhi bị ảnh hưởng bởi nồng độ glycyrrhiza trong cam thảo
Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Phần Lan nơi cam thảo được dùng khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 64 thai nhi có nồng độ glycyrrhiza của cam thảo ở mức độ nặng, 46 thai nhi ở mức độ trung bình và 211 ở mức độ nhẹ.
Theo giáo sư Katri Raikkonen, ĐH Helsiki, Phần Lan:” Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn nhiều cam thảo bởi chúng còn gây ra nguy cơ sinh non cho bà bầu. Trong khi giáo sư Jonathan Seckl, ĐH Edinbugh (Scotland) cho biết “ Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hay IQ của trẻ nhỏ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn cản hooc môn stress có thể tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ.”
Cam thảo muối là một dạng phổ biến ở nhiều nước được dùng để tạo mùi trong các rượu vodka, kem, nước ngọt và cả xúc xích. Mặc dù cam thảo không nằm trong danh sách do Cơ quan quản lý thực phẩm khuyên phụ nữ không dùng nhưng cơ quan này khuyến cáo phụ nữ nên xem xét mức độ tiêu thụ do hàm lượng đường trong bánh kẹo.
Con của các bà bầu ăn nhiều cam thảo dễ nổi cáu, gây gổ
Trong một báo cáo được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ Hoa Kỳ cho biết con của những bà bầu ăn nhiều cam thảo có xu hướng dễ nổi cáu và gây gổ hơn bình thường. Thậm chí, hậu quả này còn kéo dài cho đến khi bé phát triển.
Nghiên cứu xem xét 1 nhóm trẻ 8 tuổi có mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai cho biết hàm lượng hooc môn cortisol cao gấp 3 lần những bé không có mẹ ăn cam thảo. Theo các chuyên gia, chất cortisol này thực ra giúp cơ thể đối phó với căng thăng nhưng nếu sản xuất quá nhiều chất này sẽ dễ khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phù ở tuổi trưởng thành.
Để lại một bình luận