Nếu dân gian ước lượng thai kỳ của từng mẹ bầu là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau thì y học lại xác định gần như chính xác khoảng thời gian mang thai của mỗi thai phụ từ 280-283 ngày và chia thành 3 tam cá nguyệt cụ thể. Ở từng giai đoạn cụ thể tức mỗi tam cá nguyệt, cơ thể mẹ bầu đều có những đổi thay nhất định, đó là gì?
3 giai đoạn trong suốt thai kỳ của mỗi thai phụ tương ứng với 3 tam cá nguyệt, đó là tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 0 – 12), tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 – 25) và tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26 – 40). Ở từng tam cá nguyệt, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi được xem là đặc trưng cho tam cá nguyệt đó tuy nhiên mức độ nhanh hay chậm là phụ thuộc vào thể trạng mỗi thai phụ.
Tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 0-12)
Thai nhi bắt đầu có những bước hình thành và phát triển trong tử cung của mẹ vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này. Đây là thời điểm quan trọng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Với người mẹ thì khoảng thời gian 3 tháng đầu này chính là lúc mẹ phải thay đổi dần các thói quen sinh hoạt để đảm bảo sao cho cơ thể mẹ bắt đầu đáp ứng với việc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.
Hormone hCG – hormone mới xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất là nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén và mót tiểu. Bên cạnh đó, sự gia tăng của hormone progesterone cũng góp phần làm mẹ bầu mệt mỏi, táo bón, sỏi mật. Tâm trạng của mẹ cũng vì thế mà dễ bị xáo trộn lúc vui lúc buồn, lúc phấn khích lúc hậm hực.
Cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất rất yếu nhất là 2 tháng đầu tiên mang thai bởi mẹ bầu cần thiết phải đảm bảo sao cho tạo ra được một môi trường sống an toàn cho bé cưng trong bụng.
Tùy vào từng thể trạng mẹ bầu mà mức độ nghén có thể nhiều ít khác nhau. Thông thường mẹ nghén nặng nhất ở vào giai đoạn từ tuần 8-12 của thai kỳ. Ngoài biểu hiện buồn nôn, chán ăn hay thèm ăn bất thường của mẹ bầu bị nghén thì ngực của mẹ trong khoảng thời gian này cũng cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi lỡ tay chạm vào ngực thì rất đau, hai bầu ngực của mẹ bầu trông có vẻ đầy lên còn quầng vú thì chuyển màu sậm trong khi núm ti cứng.
Lượng đường trong máu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên rất thấp, máu lên não cũng ít khiến mẹ bầu dễ cảm thấy đau hơn khi đứng lên, ngồi xuống một cách đột ngột.
Về mức tăng cân trong tam cá nguyệt thứ nhất này thì không quá đặt nặng việc mẹ buộc phải tăng cân nhiều. Mẹ bầu có thể tăng 1-3kg hoặc không tăng đều rất bình thường. Có nhiều trường hợp mẹ bầu sút cân do nghén nặng, không ăn uống được gì.
Mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu cần nhiều cẩn trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt bởi nguy cơ sảy thai, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất cao, đặc biệt với những thai phụ trên 35 tuổi.
Tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm vàng để mẹ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy để các bác sĩ chẩn đoán liệu thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.
Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13-25)
Đây là giai đoạn được đánh giá là “dễ thở” nhất với hầu hết bà mẹ mang thai bởi không cần quá kiêng khem như tam cá nguyệt đầu lại chẳng phải bụng to vượt mặt, khó di chuyển như tam cá nguyệt cuối. Mẹ bầu cũng đã dần quen với việc mình đang mang thai.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ này, nhiều mẹ bầu may mắn thoát khỏi cảnh ốm nghén hành hạ, cũng không còn mệt mỏi dưới tác động của hormone nữa. Chính vì thế, mẹ bầu có thể ăn uống, tẩm bổ nhiều hơn để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giai đoạn này của bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với các vấn đề khác như ợ nóng, khó thở, phù tay chân, mỏi lưng, đau nhức tay chân … Nguyên nhân là do tử cung ngày càng phát triển làm đè nén dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức. Estrogen được tiết ra từ buồng trứng là thủ phạm gây đỏ, ngứa lòng bàn tay, chân của mẹ bầu. Để xử lý các vấn đề này, mẹ bầu nên uống nhiều nước và chia nhỏ khẩu phần ăn.
Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26-40)
Giai đoạn nước rút nên mẹ bầu cần tăng nhiều từ nửa ký đến một ký mỗi tuần đảm bảo sao cho cân nặng của mẹ phải tăng khoảng ¾ trọng lượng mẹ cần tăng trong suốt thai kỳ khi chạm mốc tuần thai 36 và 37.
Mức tăng cân chuẩn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là tứ 10-12 kg. Riêng những mẹ thừa cân hay nhẹ cân sẽ có mức tăng cân khác để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Sức ép và sức nặng của bụng bầu khiến mẹ đau lưng nhiều hơn trong giai đoạn này. Tình trạng phù nề chân do giãn tĩnh mạch cũng chuyển biến nặng nề hơn. Mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở. Để xử lý tình trạng phù nề mẹ nên mang giày thoải mái, ngủ đủ giấc mỗi đêm và tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, không được gác chân khi ngủ. Uống nhiều nước cũng là cách xử lý hữu hiệu cho tình trạng này nhưng tránh uống nhiều vào ban đêm vì dễ làm mẹ mất ngủ do phải đi toilet.
Chạm mốc tuần thai 36, mẹ cần tìm hiểu về các dấu hiệu sắp sinh như những cơn gò chuyển dạ, ngực bắt đầu tiết sữa non, … Mua sắm đồ cho trẻ sơ sinh từ cuối tam cá nguyệt thứ hai là tốt nhất mẹ nhé, tam cá nguyệt thứ ba chỉ nên là thời điểm mẹ rà soát lại mọi thứ xem đủ thiếu thế nào mà thôi. Mẹ cũng cần dự trù phương án sinh con ngay thời điểm này.
Khi chuyển sang tuần thai thứ 37 mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng bởi kể từ lúc này, bé con có thể chào đời bất kỳ lúc nào.
Tìm hiểu về những thay khác của cơ thể trong tuần tam cá nguyệt chính là việc mẹ bầu nên làm để theo dõi hành trình mang thai của mình.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cach tinh month Cho bau
Để lại một bình luận