Nhiều người lo sợ rằng cứng bụng là dấu hiệu của chuyện sinh non, sảy thai không tốt cho bà bầu. Thực ra, không cần quá căng thẳng, bởi đây có thể là báo hiệu sự phát triển ổn định của thai nhi trong bụng.
Suốt thời gian mang bầu, phụ nữ phải trải qua rất nhiều những thay đổi cả về tâm sinh lý cũng như hình dáng bên ngoài. Mỗi ngày chị em đều quan sát thấy chiếc bụng mình đang lớn lên dần, đồng thời tự cảm nhận thấy hoạt động của thai nhi trong bụng mỗi lúc một rõ ràng hơn.
Vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ, mẹ và bé đã vượt qua được hơn nửa chặng đường, tử cung sẽ phát triển lớn dần để thích nghi với thai nhi. Mẹ nên bình tĩnh nếu như thấy bụng mình mỗi lúc một cứng lên, đặc biệt đến những tháng cuối thai kỳ, dấu hiệu này càng trở nên rõ ràng. Đây thực ra là hiệu tượng bình thường, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sau đây để giảm bớt lo lắng cho em bé :
Tử cung lớn dần
Thai nhi nằm gọn trong tử cung của mẹ nên mỗi ngày bé lớn lên sẽ gây ra những áp lực lên tử cung đồng thời chèn ép tới các cơ quan khác. Trên thực tế, tử cung bắt đầu chèn ép các cơ quan lân cận từ giai đoạn 1 nhưng mẹ vẫn chưa thực sự cảm thấy hiện tượng cứng bụng như ở giai đoạn 2.
Khi thai nhi phát triển trong tử cung sẽ làm tăng diện tích tại khoang chậu giữa bàng quang và trực tràng. Từ đó tử cung bắt đầu tạo áp lực lên thành bụng bởi xu hướng mở rộng của nó. Đây cũng là nguyên nhân tại sao càng về cuối thai kỳ mẹ bầu thường phải đi tiểu nhiều lần hơn mỗi ngày.
Khung xương thai nhi phát triển
Hiện tượng gò cứng bụng mẹ bầu sẽ cảm thấy cực kỳ rõ rệt vào cuối quý thứ 2 của thai kỳ bởi lúc này xương của thai nhi đã bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước. Đặc biệt mỗi lần bé cử động xoay người trong bụng mẹ, chị em sẽ cảm nhận rõ những cơn gò nhẹ.
Trọng lượng của cơ thể mẹ
Bụng cứng hay không còn do thể trạng cân nặng của từng mẹ bầu. Nhiều bà bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng cứng sớm hơn những người đậm đà. Một số chị em tăng cân nhiều trong thời gian thai kỳ nên chỉ thực sự cảm thấy cơn gò bụng từ 3 tháng cuối của thai kỳ.
Táo bón
Chế độ ăn uống nghèo nàn, ít chất xơ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng ở bà bầu. Thêm nữa, sự phát triển của tử cung gây áp lực chèn ép lên đường ruột cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng táo bón thường xuyên ở nhiều chị em mang thai. Mẹ bầu thường xuyên bị táo bón dễ bị căng tức bụng khó chịu.
Để tránh chứng táo bón thai kỳ, chị em nên phối hợp giữa việc cân bằng chế độ dinh dưỡng với thói quen sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập luyện và hạn chế ngồi lâu một chỗ.
Tâm trạng của mẹ
Thực vậy, cảm xúc vui buồn, căng thẳng của mẹ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý của thai nhi trong bụng, bởi vậy tạo ra hiện tượng bế gò cứng bụng. Mẹ không nên quá lo lăng về dấu hiệu này, cách tốt nhất là hãy thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định.
Chính vì vậy, dù công việc bận rộn mẹ nên dành chút thời gian hàng ngày để thư giãn bằng cách nghe nhạc, massage cơ thể hay tập luyện yoga, đi bộ … Đây chính là thời điểm để mẹ bầu thả lỏng cơ thể rất tốt cho sự phát triển của em bé.
Để lại một bình luận