Trong khi các mẹ Tây được hướng dẫn những tư thế ngồi tốt nhất để giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ thì phần lớn các mẹ Việt thường chỉ nằm trên giường hay cố gắng đi lại để chờ sinh nở.
Ở giai đoạn thứ 2 của ca sinh nở, đây chính là khi xuất hiện những cơn đau liên tục và mạnh mẽ nhất. Thay vì chỉ nằm trên giường hay đi lại, các mẹ Tây sẽ được bác sĩ chuyên ngành hướng dẫn tư thế, vị trí ngồi nhằm giảm bớt cơn đau và em bé dễ dàng chào đời.
Theo đó, các chuyên gia khuyên bà bầu nên thực hiện 5 tư thế này trước khi bắt đầu rặn đẻ. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để hỗ trợ như gối, khăn, bóng tập và người hỗ trợ.
Tư thế 1: Ngồi xổm
Tư thế này mẹ bầu phải cần sự hỗ trợ của một chiếc giường sinh chuyên dụng với giá đỡ để mẹ bầu bám tay lại, nhờ vậy tư thế ngồi xổm sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Nhờ thực hiện động tác ngồi xổm này, khung xương chậu sẽ được kích thích mở rộng nhằm thúc đẩy sự chuyển động của em bé ra ngoài.
Tư thế 2: Ngồi thẳng với ghế đẩu
Vị trí này tương tự như khi bạn ngồi trong nhà vệ sinh, yêu cầu bà bầu thăng lưng, hơi ngà về phía sau, hai chân vuông góc với sàn nhà. Để an toàn bạn nên dựa vào lưng chồng ở phía sau để có cảm giác thoải mái thư thái, đồng thời sự động viên và massage của chồng sẽ làm mẹ bầu thêm sức lực để đối mặt với cơn co thắt tiếp theo. Tư thế ngồi thằng, mở rộng chân sẽ kích thích mở rộng khung xương chậu để chuẩn bị cho cơ thể đẩy em bé ra ngoài.
Tư thế 3: Ngồi trên bóng tập
Giống như tư thế ngồi trên ghế đẩu, vị trí ngồi trên bóng sẽ êm hơn tuy nhiên mẹ bầu cần phải giữ thăng bằng tốt hơn. Khi ngồi chị em nên cong lưng về phía trước, tay nắm lấy đầu gối để giữ cân bằng khi chuẩn bị đón nhận những cơn co thắt tiếp theo. Vị trí này cũng giúp mẹ bầu sử dụng trọng lực để đẩy em bé di chuyển xuống đúng vị trí sinh nở. Để an toàn và thư giãn hơn, các ông chồng nên đứng đằng sau hỗ trợ vợ mình.
Tư thế 4: Quỳ gối
Đây là tư thế không yêu cầu sử dụng các dụng cụ bên ngoài, bà bầu có thể áp dụng ngay trên giường chờ sinh. Khi những cơn co thắt bắt đầu, chị em nên hạ mông xuống, uốn cong người đổ về phía trước. Hai chân mở ngang bằng vai vuông góc với giường. Tư thế này giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ, mẹ có thể gục mặt xuống giường để nghỉ ngơi.
Tư thế 5: Nửa ngồi, nửa nằm
Mặc dù tư thế này không hiệu quả trong việc giúp cổ tử cung nhanh như các tư thế trên nhưng phần lớn mẹ bầu Việt thường áp dụng tư thế này. Thực chất, nằm ngửa giúp bác sĩ có thể kiểm tra được cổ tử cung của mẹ mở bao nhiêu, nhưng không tạo ra cảm giác thoải mái thực sự cho bà bầu.
Giường của bà bầu được nâng cao phần đầu khoảng 30 độ để tạo áp lực giúp em bé di chuyển ra ngoài, mẹ bầu mở rộng hai chân hình chữ V.
Để lại một bình luận