Nếu quá đến cả tháng trời mà trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng rốn thì mẹ nhớ chú ý làm theo những bước sau đây nhé!
Đối với trẻ sơ sinh bình thường, sau 7 đến 10 ngày rốn của bé sẽ tự khô lại và rụng đi, như vậy mẹ sẽ tắm rửa và vệ sinh cuốn rốn cho bé sạch sẽ, để tránh viêm nhiễm sau này. Tuy nhiên, nếu rốn bé đến cả hơn tháng trời vẫn chưa rụng thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh cuống rốn bé sạch sẽ để chúng không chảy mủ, sưng tấy, chảy dịch. Thường các mẹ hay sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9 % để vệ sinh cuốn rốn cho bé, nhớ để hở cho thoáng thì rốn sẽ tự khô, săn và rụng một cách tự nhiên.
Trong trường hợp mẹ đột nhiên thấy rốn bé có những biểu hiện bất thường như chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi, có mủ, da quan rốn sưng đỏ thì cần đưa bé tới khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi đây có thể là những dấu hiệu báo hiệu việc nhiễm trùng rốn gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Mẹ cần chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng thế nào?
Nếu rốn trẻ đã rụng thì mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc tốt, để khô thoáng nhằm tránh nhiễm trùng. Mẹ nhớ làm sạch vết rốn bằng miếng bông hoặc gạc có thấm cồn sát khuẩn từ 1-2 lần/ ngày. Khi mặc tã cho trẻ nhớ lưu ý để phần rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn. Đặc biệt, mẹ chú ý không được dùng tay kéo cuống rốn của bé dẫu nó đã rụng gần hết.
Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi tắm
- Khi tiếp xúc với vùng rốn của trẻ sơ sinh mẹ chú ý rửa tay sạch bằng cồn 90 độ để sát khuẩn hoặc xà phòng diệt khuẩn
- Sau đó, mẹ nên thực hiện tháo băng quanh rốn nhẹ nhàng nhất đồng thời quan sát xem rốn có dấu hiệu sưng đỏ hay xuất hiện dịch vàng, mùi hôi không?
- Mẹ dùng cồn 70 độ để sát khuẩn vùng da quanh rốn cho bé. Sau đó dùng gạc vô trùng đặt lên phần rốn và dùng băng quấn lại. Lưu ý: băng quấn rốn nên mỏng, có độ co giãn và thoát hơi tốt. Bạn cũng không nên băng rốn quá chặt, kín bởi như vậy vùng rốn trẻ sẽ khó thông thoáng, thoát hơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, phát triển.
- Sau khi tắm mẹ nên tránh để phần rốn bé bị ướt, tránh va chạm với các đồ vật khác. Khi mặc bỉm cho bé mẹ chú ý mặc dưới phần rốn để nước tiểu và phân không vấy bẩn lên phần rốn gây nhiễm trùng nguy hiểm.
- Mẹ không được dùng tay hoặc tự ý sử dụng dụng cụ để sờ nắn, kéo hoặc ngắt phần rốn của bé.
- Khi thấy rốn bé có bất kỳ dấu hiệu sưng tấy, đỏ không được rắc các loại chất lạ lên rốn bé như thuốc đỏ, kháng sinh, thuốc lá … Ở trường hợp viêm nhẹ mẹ có thể dùng cồn để lau sạch lỗ rốn cho bé rồi dùng dung dịch oxy già để lau chùi hết mủ hoặc chất tiết ra ngoài. Sau đó quan sát rốn bên ngoài vẫn còn tích tụ mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0.1 % đắp vào rốn mỗi ngày 3-4 lần. Các trường hợp nặng hơn bạn nêu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi đắp lên vùng rốn của trẻ sơ sinh.
- Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Để lại một bình luận