Sổ mũi kéo dài thường xảy ra ở trẻ em với nước mũi xanh, đặc quánh, gây khó thở. Nếu để lâu sẽ khiến niêm mạc quanh mũi bị viêm nhiễm, dẫn tới viêm xoang, viêm tai giữa.
Phần lớn trẻ em nào cũng từng trải qua thời gian bị sổ mũi. Đây là biểu hiện tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Bởi vậy mẹ cần nắm rõ cách xử lý để giúp bé thoát khỏi triệu chứng này.
Vì sao bé bị sổ mũi kéo dài?
- Cảm lạnh, cảm cúm: Khi thời tiết đột ngột bé có xu hướng bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi và sốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hoặc uống thuốc sẽ khỏi trong 1 tuần nhưng nếu hệ miễn dịch của bé yếu thì triệu chứng này sẽ kéo dài hàng tháng.
- Dị ứng: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hay không khí bị ô nhiễm, dị ứng thời tiết. Khi đó bé dễ bị sổ mũi kéo dài.
- Viêm xoang: Bệnh sổ mũi kéo dài với dịch mũi màu xanh lá cây thường là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm xoang. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết.
Hướng dẫn mẹ cách xử lý kịp khi con bị sổ mũi kéo dài
Đầu tiên, một phần nguyên nhân bé bị sổ mũi kéo dài là do sức đề kháng của con yếu. Mẹ nên tìm cách tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, dễ nấu, dễ tiêu, đa dạng trong thực đơn hàng ngày. Thêm nữa, mẹ cũng nên tìm cách vệ sinh môi trường xung quanh bé, trồng cây xanh trong nhà để tạo không gian thoáng mát, tránh bụi bặm, khói thuốc.
Thứ hai, hướng dẫn con sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên. Một cách đơn giản là mẹ nên mua xi lanh và nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc. Bơm nước muối vào xi lanh rồi bơm vào lỗ mũi của bé rồi để bé tự xì mũi. Như vậy dịch mũi màu xanh sẽ ra rất nhiều. Mỗi lần như vậy, mũi bé sẽ được làm vệ sinh sạch sẽ hơn.
Thứ ba, mẹ có thể dùng máy làm ẩm không khí vào mùa đông hay máy lọc không khí để giúp không gian phòng ở của bé trở nên thông thoán, hạn chế các tác nhân gây dị ứng.
Thứ tư, giữ ấm và vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm vào mùa đông. Hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên để bệnh sổ mũi có bé trở nên nặng hơn.
Thứ năm, để tránh bé bị ngạt mũi khó chịu trong giấc ngủ đêm, mẹ nên kê cao đầu bé để giúp ngăn ngừa nước mũi chảy ngược vào trong.
Cách phòng ngữa bệnh sổ mũi cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh sổ mũi cho bé, mẹ nên chú ý những điều sau đây:
- Cho bé ngủ đủ giấc
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ và đúng cách
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, trồng cây xanh
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi, đi ngoài đường nên bịt khẩu trang
- Vào mùa lạnh cần cho trẻ mặc ấm khi đi ra ngoài
Từ khóa được tìm kiếm:
- bé bị viêm mũi kéo dài
- mẹ bầu bị ngạt mũi kéo dài
- mẹ bầu bị viêm mũi phải làm sao
Để lại một bình luận