Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng nên biết về nguyên nhân thai chết lưu để có cách bảo vệ thai kỳ an toàn cũng như tránh lặp lại ở lần mang thai kế tiếp.
Thai chết lưu là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung của mẹ bầu nhưng không thể phát triển thành thai nhi trưởng thành được. Chính vì thế mà gây ra hiện tượng thai bị chết và lưu lại trong tử cung của người mẹ.
Thai lưu ở vào giai đoạn 1-2 tháng sẽ có thể tự tiêu biến nên đôi khi mẹ không hay biết gì về việc mình có thai. Tình trạng sảy thai xảy ra khi thai lưu vào khoảng thời gian 3-6 tháng lúc này thai đã lớn. Tùy thuộc vào từng mẹ bầu mà khoảng thời gian từ khi thai chết đến lúc sảy sẽ có sự khác nhau. Phổ biến là tuổi thai càng lớn thì khi thai chết thời gian lưu lại trong dạ con của mẹ càng được rút ngắn lại.
Thai chết lưu khi mới 1-2 tháng có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ bởi có thể tự tiêu biến. Tuy nhiên nếu để muộn hơn không phát hiện được sớm tình trạng này thì nguy cơ nhiễm trùng rối loạn đông máu sẽ đe dọa đến tính mạng của mẹ.
Sớm biết được tình trạng thai chết lưu giúp mẹ bầu đến bác sĩ can thiệp kịp thời tránh được các tình hướng xấu có thể xảy ra. Muốn thế, mẹ bầu cần bổ sung kiến thức về 3 nhóm nguyên nhân chính gây thai chết lưu phổ biến để có thể tránh.
Theo các chuyên gia, thai chết lưu do 3 nhóm nguyên nhân phổ biến: từ phía mẹ bầu, từ phía thai nhi và cuối cùng là do thành phần phụ của thai. Biết được nguyên nhân thai chết lưu phổ biến để từ đấy mẹ bầu có biện pháp bảo vệ cho thai kỳ của mình an toàn hơn cũng như hạn chế tác nhân gây ra tình trạng tương tự ở lần mang thai tiếp theo. Với những mẹ bầu gặp trường hợp thai chết lưu muốn thử có em bé lần nữa thì nên đợi sau khoảng thời gian là 6 tháng, mẹ nhé.
Nguyên nhân thai lưu đến từ mẹ
Vào thời điểm mẹ quyết định mang thai, cần thiết phải chú ý đến sức khỏe của bản thân bởi lúc này không phải chỉ có mỗi mình mẹ mà còn có cả bé nữa. Chính vì thế những kiêng khem trong suốt thời kỳ mang thai là cần thiết để mẹ hưởng trọn niềm hạnh phúc được mang trong bụng một sinh linh bé bỏng và chờ ngày bé con ra đời.
-Khi mẹ mắc các căn bệnh mãn tính: như suy thận, bệnh tim, tiểu đường, tuyến giáp, huyết áp đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
-Khi mẹ bị nhiễm trùng: cũng là nguyên nhân khiến thai nhi ngừng phát triển.
-Khi mẹ có những bất thường ở tử cung: cũng có thể khiến thai ngừng phát triển bởi những dị dạng ở tử cung của người mẹ.
-Khi mẹ mang thai ở độ tuổi trên 40: nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ cao hơn nhiều lần so với các phụ nữ dưới 40 tuổi.
-Khi mẹ bị nhiễm độc thai nghén: xảy ra ở vào 3 tháng cuối thai kỳ do thai gây ra có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn bé.
-Khi chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không được đảm bảo: kéo theo sự phát triển của thai nhi vì thế mà bị chững lại.
-Khi mẹ bị tai nạn: sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé cưng trong bụng.
Nguyên nhân thai lưu đến từ thai nhi
Nếu các nguyên nhân thai lưu đến từ mẹ bầu có thể kiểm soát được phần nào thì ở nguyên nhân gây thai chết lưu đến từ thai nhi, mẹ hoàn toàn không thể làm gì được. Và các bất thường ở thai nhi sẽ được thông báo cho mẹ qua những lần siêu âm định kỳ.
-Bất thường nhiễm sắc thể: xảy ra ở những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường. Trường hợp này dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.
-Thai bị dị dạng: như phù nhau thai, não úng thủy hay vô sọ.
-Bất thường ở dây rốn và bánh nhau: khiến thai nhi không thể lấy được dưỡng chất thiết yếu dẫn đến không phát triển.
-Thai quá tháng: Thông thường hành trình mang thai của mẹ tối đa là 40 tuần thai nhưng trong một số trường hợp thai quá tháng thì dù đã 40 tuần thai mà mẹ vẫn chưa chuyển dạ hay có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào. Nguyên nhân là do bánh rau bị lão hóa, thai không lấy được không khí cũng như các chất dinh dưỡng từ mẹ có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu nếu không được kịp thời xử lý.
-Đa thai: Nhiều trường hợp thai chết do truyền máu cho nhau ở những mẹ mang song thai hay đa thai. Hoặc cũng có trường hợp mẹ mang song thai hoặc đa thai trong quá trình phát triển có một thai chết và tự tiêu biến từ bé nhưng không có bất kỳ biểu hiện nào trong khi thai còn lại phát triển bình thường. Chính vì thế mà mẹ khi mang song thai hoặc đa thai cần phải thường xuyên khám thai định kỳ để theo dõi.
-Khác biệt giữa mẹ và con về nhóm máu: Do yếu tố Rh mà sinh ra bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và con khiến thai chết lưu.
Những bất thường xung quanh thai nhi
Bên cạnh nguyên nhân thai lưu đến từ mẹ và từ thai nhi thì còn một nguyên nhân phổ biến khác đến từ những bất thường xung quanh thai nhi. Có thể là do dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép, … Hoặc có thể do bánh rau bị xơ hóa, bị bong hay u mạch máu màng đệm, … cũng có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.
Tình trạng thai chết lưu sau khi được phát hiện, mẹ cần lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ dùng phương pháp thích hợp tùy theo tuổi của thai để cho thai ra. Đó có thể là phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai hay gây chuyển dạ.
Sau khoảng thời gian từ 3-6 tháng, sức khỏe và tâm lý dần ổn định mẹ có thể có thai lại. Mẹ nên cùng người bạn đời làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cũng như chú ý về thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất là vitamin, đạm, chất béo, tinh bột.
Nắm rõ 3 nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thai chết lưu giúp mẹ có hướng xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của chính mình.
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai chet luu khi sinh
- thai chết lưu thường xảy ra vào thời kỳ nào
Để lại một bình luận