Bệnh viêm tai giữa thường gặp nhiều ở trẻ em, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể dẫn tới nghe kém, điếc, chậm nói, thậm chí còn gây ra viêm não, áp xe não vô cùng nguy hiểm.
Xuất hiện sau khi viêm mũi, viêm họng
Nếu bạn có thời gian đi vào những khu khám chữa bệnh dành cho trẻ em thì sẽ nhận thấy tỷ lệ trẻ em mắc viêm tai giữa không hề nhỏ chút nào. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này thường bắt nguồn từ bệnh như viêm mũi, sổ mũi rồi lây sang tai gây ra viêm tai giữa vùng nằm khuất sau màng nhĩ.
Trẻ mắc bệnh này thường dễ bị sốt, mất ngủ, ốm yếu, sút cân thậm chí đau đớn quấy khóc.
Bố mẹ thường chủ quan không điều trị dứt điểm viêm mũi, viêm họng, sổ mũi cho trẻ dẫn tới nhiễm trùng hô hấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn chức năng vòi nhĩ, giảm áp lực tai giữa, tạo dịch nhày, tiết dịch vùng mũi họng tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú trong mũi họng đi vào tai giữa. Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa bố mẹ thường không nhận biết được cho tới khi trẻ có các triệu chứng như sốt cao, đau tai.
Trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên làm gì?
Khi nhận biết thấy trẻ bị viêm tai giữa bằng những dấu hiệu như ngủ khóc thét, lắc tai liên tục, trẻ nhỏ hay lắc đầu, chậm nói, chảy nước tai, nghe giảm. Bố mẹ nên tiến hành điều trị bệnh cho con càng sớm càng tốt. Đầu tiên hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được khám nội soi và kê đơn thuốc kháng sinh hợp lý. Thêm nữa, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa và hút mũi, vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên.
Các trường hợp như màng nhĩ xuất hiện mủ thì vấn đề vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày. Tuy nhiên vùng tai khá nhạy cảm nên bố mẹ nên tới các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ trực tiếp xử lý và hướng dẫn.
Nếu sử dụng kháng sinh hiệu quả, bệnh viêm tai sẽ giảm bớt và dẫn tới ít biến chứng. Thông thường trong vòng 48 giờ sau khi dùng thuốc, bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Khi phát hiện và điều trị các bệnh liên quan tới mũi họng, bố mẹ nên tới khám chuyên khoa và cho bé uống thuốc triệt để giúp bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo để phòng bệnh những trẻ thường xuyên bị xổ mũi bố mẹ nên dùng nước mũi sinh lý rửa cho con, lấy hết nước mũi ra khỏi mũi để mũi sạch sẽ và thông thoáng.
Đối với trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ thì không nên để trẻ bú trong tư thế nằm như vậy bé dễ bị sặc sữa, sữa sẽ đi vào tai gây ra chứng viêm tai.
Khi trẻ bị cảm cúm hay nhiễm siêu vi cần phải theo dõi tình trạng và điều trị viêm mũi họng cũng như vệ sinh mũi thông thoáng, sạch sẽ.
Đối với trẻ thường xuyên đi tắm hồ bơi thì cần sử dụng nước muối để vệ sinh mũi họng, đặc biệt là vùng tai để tránh gây viêm nhiễm.
Bố mẹ cũng không nên tự nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai
Để lại một bình luận