Nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu là nỗi ám ảnh của hết thảy mẹ bầu. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ bầu cần nhiều cẩn trọng đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai nhất là khi cơ thể mẹ bầu phát đi các dấu hiệu báo động.
Nếu như 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu luôn phải nươm nớp lo sợ việc sảy thai nếu có bất kỳ sơ sót nào thì trong tám cá nguyệt thứ hai mẹ càng không thể chủ quan bởi khả năng sinh non hoặc thai chết lưu vẫn là khá cao.
Những đổi thay của cơ thể mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Vậy là mẹ đã vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ với nhiều gian nan nào là ốm nghén, nào là những kiêng khem về việc ăn uống tránh sảy thai, … tam cá nguyệt thứ hai được đánh giá là “dễ thở” nhất với mọi mẹ bầu. Bởi khi đó, mẹ không còn bị cơn ốm nghén hành hạ cũng như không phải nặng nề di chuyển với bụng bầu vượt mặt, mọi thứ ở tam cá nguyệt thứ hai vừa đủ giúp mẹ có thể nhẹ nhõm phần nào.
Bắt đầu làm quen với sự hiện diện của thành viên mới trong bụng, mẹ bầu cũng đã dần bắt nhịp với chế độ ăn uống dành cho bà bầu, cân nặng trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng đã có dấu hiệu tăng lên trông thấy và hiển nhiên bụng mẹ đã bắt đầu xuất hiện rõ hơn 3 tháng đầu.
Đi cùng với những chuyển biến tích cực chính là các đổi thay không nhỏ do sự thay đổi của cơ thể gây nên. Đau lưng, đau nhức các xương khớp hay táo bón thai kỳ, … bắt đầu hành hạ mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ.
Các dấu hiệu không thể chủ quan trong 3 tháng giữa thai kỳ
Dù rằng nguy cơ sảy thai đã lùi xa nhưng mẹ bầu không thể thản nhiên được bởi các yếu tố bất ngờ có thể làm xáo trộn thai kỳ của mẹ và gây ra hiện tượng sinh non hay thai chết lưu nguy hiểm.
Cơ thể mẹ bầu sẽ phát ra các tín hiệu để cảnh báo mẹ bầu về các nguy cơ trên, chính vì vậy mà mẹ cần theo dõi sát sao dù là dấu hiệu nhỏ nhất để đến bệnh viện thăm khám chữa trị kịp thời.
-Khi mẹ thấy chóng mặt, hoa mắt, đau đầu hay thị lực kém.
-Mặt và tay chân sưng phù, tê bì nghiêm trọng.
-Âm đạo mẹ bầu rỉ nước hay xuất huyết.
-Mẹ không thấy thai chuyển động nữa.
-Bụng bầu của mẹ bỗng dưng gò cứng đi kèm các cơn đau quặn.
Làm gì để bảo vệ con trong 3 tháng giữa thai kỳ?
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Dù không còn cần phải kiêng khem quá mức như tam cá nguyệt thứ nhất nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn bù cho khoảng thời gian trước đó. Chỉ cần mẹ nạp khoảng 300 kcal/ ngày là đủ năng lượng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung đủ các nhóm chất bao gồm đạm, béo, bột đường, vitamin và các khoáng chất.
Khám thai định kỳ
Không thể không đề cập đến việc khám thai đều đặn theo lịch để bảo vệ bé yêu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Việc thăm khám định kỳ giúp mẹ có thể theo dõi được sự tăng trưởng của bé yêu cũng như các bất thường nếu có.
Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tiến hành siêu âm để phát hiện các dị tật thai nhi. Xét nghiệm nước tiểu trong 3 tháng giữa thai kỳ có thể giúp mẹ phát hiện được nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và tiền sản giật.
Vào tuần thai thứ 24-28, mẹ bầu nên tiến hành liệu pháp đường huyết nếu đã có tiền sử thai chết lưu hay trong gia đình có người bị tiểu đường, sinh con trên 4kg.
Cần thiết tiêm phòng uốn ván khi mẹ mang thai ở vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ. Kết hợp uống viên bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Tập luyện hợp lý
Các bộ môn thích hợp để mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên tập luyện là yoga, bơi lội, đi bộ. Các bài tập dành riêng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai này sẽ giúp cơ bắp của mẹ linh hoạt hơn có tác dụng rất lớn trong việc giúp mẹ vượt cạn dễ dàng, hồi phục sau sinh nhanh chóng.
Nằm nghiêng bên trái
Tư thế nằm ngủ lý tưởng nhất dành cho thai phụ là nằm nghiêng trái. Các chuyên gia khẳng định tư thế này giúp lưu thông máu và cho mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn mỗi đêm.
Bài tập cơ sàn chậu
Để tránh các triệu chứng thai kỳ khó ở như táo bón, trĩ, tiểu són, mẹ bầu nên tập các bài tập cơ sàn chậu trong tam cá nguyệt thứ hai.
Đảm bảo an toàn trong mọi sinh hoạt
Bước qua tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần cẩn trọng trong mọi sinh hoạt để bảo vệ sự an toàn cho cả hai mẹ con. Mẹ nên từ tốn, chậm rãi trong việc di chuyển cũng như mang dép đế bằng, tránh đi ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi.
3 tháng giữa thai kỳ sẽ trôi qua nhàn tênh nếu mẹ biết cẩn trọng trong mọi sinh hoạt hằng ngày, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, năng luyện tập nhẹ nhàng và đừng quên khám thai định kỳ, mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- bầu 3 tháng giữa ngủ nghiêng phải được không
- bầu 3 tháng giữa
- những biến đổi trong tam nguyêt thứ 2
- sot cao trong ba thang giua ky thai co sao khong
Trả lời