Bệnh nổi mụn đỏ, mụn trứng cá hay mụn kê ở trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ lo lắng. Thật ra chỉ cần kiên nhẫn và tìm biện pháp đúng cách, mụn sẽ tự biến mất trên da trẻ sau vài tuần hoặc vài tháng…
Bệnh nổi mụn đỏ, mụn trứng cá hay mụn kê ở trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ lo lắng. Sự thật rằng đây là hiện tượng khá phổ biến của trẻ mới sinh. Mụn thường xuất hiện ở trẻ từ tuần 4 cho tới 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh mọc mụn có nguy hiểm không?
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, mụn mọc ở bé là do trong sữa mẹ lúc đầu có chứa một lượng kích thích tố dư thừa từ cơ thể mẹ sau khi sinh em bé. Chất này truyền qua sữa mẹ tới cơ cơ thể bé làm kích thích tuyến dầu của trẻ tạo ra bã nhờn. Mụn nhọt xuất hiện chính là do những bã nhờn này bịt kín lỗ chân lông.
Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ em nên bạn không cần phải quá lo lắng vì mụn nhọt sẽ không gây nguy hiểm đến sự phát triển của bé. Các trẻ sơ sinh nổi mụn sau khoảng vài tuần sẽ tự hết, tuy nhiên đôi khi hiện tượng này kéo dài tới vài tháng.Thông thường, các bé nam thường mọc nhiều mụn hơn các bé gái. Khi nổi mụn trẻ thường hay quấy khóc bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu của mụn gây ra. Các mẹ cần phải kiên nhẫn và tìm những biện pháp phù hợp , đúng cách để chữa trị cho con tránh gây viêm nhiễm và để lại di chứng trên da bé suốt đời nhé.
Cách chữa trị bệnh nổi mụn ở trẻ mới sinh
- Sử dụng xà phòng: Các mẹ nên dùng các loại xa phòng dịu nhẹ dành riêng cho làn da nhạy cảm của bé, sau đó rửa sạch vùng da nổi mụn của bé vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Việc này làm giảm thiểu các bã nhờn làm bít lỗ chân lông khiến làn da bé thông thoáng tránh khỏi tình trạng nổi mụn đỏ.
- Sử dụng các loại lá đun lấy nước tắm: Một vài các loại lá được khuyên dùng để tắm cho bé như lá giềng, lá khế. Bạn lấy lá về rửa sạch đun lấy nước, rồi dùng nước này để nguội tắm cho bé. Những loại lá lành tính này có tác dụng chữa mụn cho trẻ nhỏ chỉ sau vài ba lần tắm.
- Sử dụng nước đun sôi để nguội thông thường: Đơn giản nhất, bạn có thể dùng nước đun sôi để nguội rồi lấy khăn sạch lau cho bé 2-3 lần/ ngày. Khi lau nhớ đừng chà sát quá mạnh lên vùng da nổi mụn của bé để tránh tình trạng vị lây lan, nhiễm trùng da.
- Trong trường hợp bé 3-4 tuần tuổi có dấu hiệu nổi mụn trên mặt, bạn làm theo cách trên tới 3 tháng mà trẻ vẫn chưa đỡ thì nên cho con tới gặp bác sĩ da liễu để tìm biện pháp phù hợp. Trách trường hợp để da bé nổi mụn lâu gây sẹo suốt đời.
Một vài lưu ý các mẹ cần biết:
- Tuyệt đối không sử dụng các loại kem trị mụn, dầu dưỡng ẩm để bôi lên da bé. Bởi da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng da, gây nhiễm trùng. Các mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc, dầu bừa bãi nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu
- Đây là căn bệnh về da phổ biến ở trẻ sơ sinh trong khoảng 4 tuần đầu nên các mẹ hãy kiên nhẫn giữ vệ sinh cho bé thật tốt. Mụn thưởng mọc ở trán, thái dương, má khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng, mụn này sẽ biến mất vài tuần tới vài tháng sau đó chỉ cần bạn kiên trì.
- Nếu sau 3 tháng liên tục vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng da bé mà mụn vẫn không có dấu hiện biến mất thì bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để tìm nguyên nhân cụ thể và phương pháp chữa trị kịp thời.
Để lại một bình luận