Thực tế, khoa học đã chứng minh việc thường xuyên rèn luyện phản xạ cũng như kích thích các bộ phận nhất định trên cơ thể bé theo từng giai đoạn có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ, làm tăng trí thông minh ở trẻ.
Mẹ có biết rằng các ngón tay có quan hệ mật thiết với não bộ con người. Đây là bộ phận vô cùng nhạy cảm bởi chúng là nơi tập trung lượng lớn dây thần kinh, nhiều gấp 10 lần so với khu vực chân và đùi. Bởi vậy, nếu bé được kích thích các đầu ngón tay từ sớm, sử dụng linh hoạt để cầm muỗng, đồ chơi thì các tế bào thần kinh trên bề mặt sẽ được tác động, giúp lưu lượng máu não tăng 30 %. Nhờ vậy mà khả năng xử lý thông tin cũng được tăng lên đáng kể.
Đây là lý do vì sao mẹ lên học cách kích thích một số bộ phận trên cơ thể bé ngay từ sớm để kích thích trí thông minh của con.
Từ 0 -1 tháng tuổi
Ở thời điểm này, não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, bởi vậy bố mẹ có thể sử dụng biện pháp mát- xa ngón tay để kích thích não bộ. Những khi nói chuyện cùng với con, mẹ hãy dùng bàn tay mình vuốt ve mặt trước ngón tay rồi sau đó lại lật ra mặt sau làm tương tự trên từng đầu ngón tay. Sau đó, bé dùng ngón tay vuốt nhẹ dọc theo ngón tay bé.
Từ 2- 6 tháng tuổi
Khi trẻ bước sang giai đoạn này, mẹ nên tập để con tiếp xúc các vật liệu khác nhau như nhựa, lá cây, silicon, kim loại … Đây là cách giúp bé làm quen dần với các vật liệu, đặc biệt tay trẻ khá nhạy cảm nên mẹ nên giúp trẻ trải nghiệm đầy đủ cảm giác khác nhau của chúng.
Từ 4- 6 tháng tuổi
Đến tầm tuổi này, bé có thể cầm nắm các đồ vật bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên đặt một số đồ chơi ở phía trước hoặc ở cạnh bé để trẻ lấy. Không chỉ cầm nắm đồ vật, mẹ cần khuyến khích trẻ lắc hoặc bấm đồ chơi, thâm chị là xé đồ vật đó.
Từ 7-9 tháng tuổi
Khi trẻ đã được học các thao tác khác nhau với ngón tay thì mẹ hãy dạy bé cách tập lắp các khối xây dựng, lật các trang sách … Đây cũng là thời điểm để bé học cách bật một ngón tay về phía trước để tăng cường độ đàn hồi giữa các ngón tay.
Từ 10 – 12 tháng tuổi
Ở độ tuổi này trẻ nên học cách chơi đồ chơi có nhiều chi tiết phực tạp hơn như trống, lúc lắc, xe ô tô. Những động tác tay phức tạp hơn sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tư duy của đại não. Bởi vậy, mẹ hãy khuyến khích bé sử dụng chính bàn tay của mình khi giao tiếp với người lớn. Thậm chỉ, mở một video múa hát rồi dạy trẻ múa tay, quơ tay như trong video. Đơn giản hơn, mẹ hãy khuyến khích con tự bóc bánh, bóc hộp tùy theo năng lực của tay.
Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, hãy dạy bé làm quen với số đếm bằng cách rèn luyện ngón tay.
Thực ra, khả năng vận động cũng là một phần năng lực trí tuệ. Bên cạnh trí thông minh do gen di truyền, yếu tố giáo dục, môi trường bên ngoài ảnh hưởng thì sự tập luyện cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên cho trẻ bắt đầu tập luyện tay từ sớm để kích thích khả năng tư duy của trẻ khi lớn lên.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cách dạy trẻ chỉ bằng ngón tay
- luyện iq cho cha mẹ có ảnh hưởng tới thai nhi
Để lại một bình luận