Tiêm phòng cho bé yêu là điều bà mẹ nào cũng đã từng phải trải qua. Tuy nhiên ít mẹ biết những điều chú ý quan trọng sau khi đưa con đi tiêm chủng.
Tiêm phòng là biện pháp để phòng bệnh cho bé. Điều này có nghĩa rằng bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể bé một loại virut bệnh đã được làm suy yếu nhằm kích thích các loại kháng thể hoạt động nhằm bài trừ virut và bảo vệ cơ thể.
Thuống tiêm phòng gọi là vac-xin. Đây chính là chế phẩm sản xuất từ vi sinh vật đã chết hoặc được làm yếu đi nên khi tiêm vào cơ thể vac-xin không có khả năng gây bệnh mà chỉ với mục đích cuối cùng là tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể.
Trẻ em nên thực hiện tiêm chủng từ rất nhỏ, nhưng phải tùy vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi thậm chí là cả điều kiện môi trường để sử dụng loại vac-xin cho phù hợp.
- Lịch tiêm chủng cho bé mới nhất
- Trước khi tiêm cần chú ý
– Không để bé trong tình trạng qua no hoặc quá đói. Khi để bé no quá có thể dẫn đến tình trạng trớ ọc sữa, đồ ăn trong khi nếu bé tiêm lúc đói thì dễ gây hạ đường huyết rất nguy hiểm.
– Mặc quần áo cho bé thoải mái dễ chịu, đảm bảo nhân viên y tế sẽ dễ dàng thao tác tiêm phòng. Tránh trường hợp quần áo bó chặt vào vết tiêm.
– Giữ ấm cho bé suốt thời gian đưa bé đi tiêm, đặc biệt khi trời mùa đông lạnh, gió lùa cơ thể bé sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Nếu trời mưa phùn, gió bấc bố mẹ nhớ để bé mặc áo mưa và bế con cẩn thận không để nước mưa vào người.
– Chuẩn bị sổ tiêm chủng của bé để cho bác sĩ xem để biết bé đang tiêm phòng đến mũi nào.
– Vệ sinh thân thể trẻ để tránh gây nhiễm trùng vết tiêm
– Nếu bé có những biểu hiện về sức khỏe như ốm, sốt, quấy khóc, viêm phế quản hay tiền sử về dị ứng thuốc, thức ăn, ho hen hay các loại bệnh khác, các mẹ nên nói rõ với bác sĩ trước khi bắt đầu tiêm chủng cho bé.
- Trong khi tiêm chủng
– Giữ bé đúng tư thế trong khi tiêm,cha mẹ hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Để giảm đau cho các bé nhỏ, sơ sinh, các mẹ có thể dùng nước đường hoặc cho con bú trực tiếp ngay khi tiêm xong. Một vài bậc phụ huynh thường xuyên nói chuyện, ca hát nhằm đánh lạc hướng sự tập trung của trẻ để con dễ dàng quên đi cảm giác sợ hãi, đau khi tiêm.
– Chú ý rằng mỗi lần chỉ tiêm một mũi bởi nếu tiêm nhiều mũi vac-xin khác nhau vào cơ thể cùng một lúc sẽ khiến cơ thể bé phản ứng gây nguy hiểm tính mạng. Mỗi lượt tiêm cách nhau khoảng 4 tuần.
- Khi tiêm xong
– Để bé ngồi lại từ 15 tới 30 phút để nhân viên y tế theo dõi nếu trẻ có bất cứ các triệu chứng dị ứng hay phản ứng phụ nào không
– Để tránh đau hoặc sưng tấy, khi về nhà cha mẹ có thể chườm mát vào chỗ tiêm cho bé (không được chườm nóng)
– Sau khi tiêm cha mẹ cũng cần phải chú ý đến các loại thực phẩm bé ăn. Bạn có thể tham khảo bài sau để biết thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng của con: Sau khi tiêm cho con ăn gì thì tốt?
– Khi về nhà, cha mẹ cũng cần theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé như bé có quấy khóc, sốt, dị ứng, mẩm đỏ, đi ngoài… Nếu có bất kỳ những triệu chứng trên, các mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế nơi tiêm phòng để được tư vấn.
– Thông thường, sau khi tiêm bé sẽ một vài những phản ứng như sốt nhẹ dưới 38,5 kéo dài từ 1 đến 2 ngày là hết. Nếu bé số cao tới 39 độ hãy dùng thuốc hạ sốt đút hậu môn để giúp bé hạ sốt.
– Nếu sau khi tiêm bé sốt cao quá 2 ngày, thậm chí có trường hợp bị co giật, chân lạnh, tím tái, khó thở thì bố mẹ cần phải đứa bé lập tức tới bệnh viện
- Chú ý : Nếu tới thời điểm cần tiêm, bé có triệu chứng sốt, mắc bệnh viêm nhiễm thì sẽ hoãn tiêm.
Việc tiêm phòng không đươc cho là an toàn 100 %. Tuy nhiên, các mẹ cần nắm rõ những điều trên trước khi đưa bé đi tiêm phòng để đảm bảo con khỏe, mẹ yên tâm.
Để lại một bình luận