Móng tay của trẻ cũng là một trong những dấu hiệu báo động cho mẹ biết tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ nên học cách nhận biết và quan sát móng tay của trẻ để cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.
Sau đây là một số trường hợp bất thường mẹ cần lưu ý trên móng tay của trẻ. Nhờ phát hiện sớm, bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tránh nguy cơ bị mắc bệnh.
Móng tay, móng chân có nhiều đường kẻ sọc
Nếu mẹ quan sát thấy móng của trẻ xuất hiện những đường kẻ sọc, màu sáng đều từ đáy móng tới đầu ngón tay có nghĩa rằng bé đang bị thiếu sắt và kẽm. Những thực phẩm cung cấp sắt dồi dào như thịt bò, súp lơ xanh, gan động vật, các loại hạt, bí đỏ, ngũ cốc, ca cao … Trong khi, khoáng chất kẽm thường xuất hiện nhiều trong các món ăn như tôm, cua, các loại đậu, nấm, chế phẩm từ sữa, sô cô la… Bạn nên tìm cách thay đổi khẩu phẩn ăn của trẻ đúng cách nhằm bổ sung các khoáng chất bị thiếu sớm cho bé nhé!
Móng tay của bé mềm, dễ gãy
Đây là biểu hiện của việc cơ thể trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D.
Tất nhiên, cách dễ dàng nhất để cải thiện tình trạng này chính là cải thiện khẩu phần ăn nhằm giúp móng nhanh khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Phần lớn dấu hiệu móng yếu là do trẻ bị thiếu vitamin, bởi vậy mẹ cần cho bé ăn đa dạng các loại trái cây và rau xanh đậm, lá mềm, ít gân.
Ngoài ra, một điều lưu ý khác là để giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ các loại vitamin trong thực phẩm mẹ hãy ưu tiên việc nấu canh thay vì xào. Không những chỉ cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày, việc tăng cường cho bé tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời cũng giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ lượng vitamin D đang thiếu.
Móng của bé mềm kèm theo phần da xung quanh tróc lở
Nhiều mẹ lo lắng khi thấy con mình hay bị xước móc dô, vùng da xung quanh móng dễ bị tróc lở hoặc sưng đỏ. Đây là biểu hiện chứng tỏ trẻ đang thiếu vitamin B3 hoặc kẽm, tryptophan.
Để bổ sung những dưỡng chất đang thiếu này mẹ nên cho bé ăn thêm bơ, gan heo, cá hồi, đậu hà lan, thịt gà .. trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Móng của trẻ có phần sáng phần tối
Nếu phần đầu móng tay bé bị thâm đen trong khi đáy móng thì đục đồng mà thì chứng tỏ bé có thể bị suy dinh dưỡng. Một số các biểu hiện kèm theo như bé gầy yếu, da xanh, biếng ăn thì mẹ nên cho bé tới khám bác sĩ bởi trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khá cao.
Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, hãy thử thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong 2 tháng nếu không có tiến triển nào mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ. Hãy nhớ, với trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo trong mỗi bữa ăn, đồng thời tăng cường một số loại hải sản trong bữa ăn.
Bạn có thể nên tham khảo một số bài viết về chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Nhà có trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ nấu ăn phải nhớ những điều sau đây
- Mách mẹ 7 loại cháo thần dược khiến bé tăng cân vù vù
Xuất hiện vệt trắng trên móng
Nếu trên móng bé có những vệt trắng, hằn sâu vào bên trong thì chứng tỏ con đã bị thiếu hụt chất lâu dài đặc biệt là đạm, kẽm hoặc vitamin 12, omega 3.
Lời khuyên tốt nhất cho mẹ lúc này là hãy tăng thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn hàng ngày của trẻ như cá, trứng, thịt. Thành phần omega 3 bạn có thể bổ sung thông qua cá hồi, cá thu, nấm, tôm, mực, rau xanh có gân và viền lá dày.
Để lại một bình luận