Một số bà nội trợ thường có thói quen tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ cho vào chế biến để tránh lãng phí. Tuy nhiên, sai lầm ở chỗ nhiều bộ phận của thực vật có độc, tuyệt đối không được ăn nhưng không phải ai cũng biết điều này.
Ths. Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho rằng việc tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ cho vào chế biến là điều sai lầm. Dưới đây là liệt kê của 7 bộ phận từ rau củ quen thuộc trong bữa ăn nhưng tuyệt đối không được cho vào chế biến cùng đồ ăn vì chúng có khả năng gây độc cho cơ thể.
Cành và mầm khoai tây
Cũng như các loại thực vật ưa bóng râm khác, khoai tây chứa một loại độc tố có tên là solanin. Điều này đã được nhắc tới trong tác phẩm Macbeth nổi tiếng của Shakespeare khi vua Scotland đã sử dụng cà độc loại thực vật cùng họ với khoai tây để đầu độc kẻ địch của mình từ Đan Mạch.
Khi chế biến khoai tây, mẹ cần chú ý chất độc solanin này tập trung ở canh và mầm. Bởi vậy bạn cần cắt bỏ những bộ phận này trong quá trình sơ chế món ăn. Nhớ rằng, ngay cả những củ khoai tây xanh cũng có hàm lượng solanin rất cao.
Hạt táo
Trong hạt táo có chứa chất độc có tên cyanid. Chất độc này chứa amygdalin khi gặp enzyme trong dạ dày chúng sẽ giải phóng ra ngoài. Thông thường lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo sẽ ngăn cản hiện tượng này xảy ra trừ phi bạn cố nhai nát hạt táo trước khi nuốt vào bụng.
Nếu ai đó lỡ ăn khoảng 200 hạt táo đã nhai kỹ thì liều lượng cyanid tiết ra đủ để gây tử vong. Mặc dù, hạt táo chẳng mấy hấp dẫn nhưng bạn cũng nên loại bỏ chúng trước khi ăn để tránh chất độc này.
Lá cà chua
Cũng thuộc họ hàng với khoai tây, cà chua thuộc nhánh của các loại cây họ Cà. Trong lịch sử châu Âu, cà chua từng là loại thực vật gây độc và chỉ được sử dụng trong trang trí cho mãi tới năm 1800. Sau khi phát hiện ra quả cà chua không gây độc, chúng mới được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong lá cà chua vẫn chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bạn ăn khoảng hơn 450gram.
Lá và hoa của cây cà tím
Cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin B giúp bảo vệ tế bào, chống oxy hóa, tốt cho thận và tim mạch. Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại sản sinh ra chất solanin, một loại chất độc đối với cơ thể con người. Chính bởi vậy khi chế biến cà tím, các mẹ lưu ý không nên bỏ thêm lá hay hoa của loại cà này vào nấu cùng món ăn nhé!
Quả của cây măng tây
Có lẽ măng tây không quá gần gũi với một số gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng trồng măng tây thì sẽ biết quả của cây này màu đỏ rất hấp dẫn. Mặc dù vậy, chớ dại dột mà động tới chúng, đặc biệt là nếu nhà bạn có trẻ nhỏ.
Loại quả mọng này có chứa các sapogenin là chất độc nhẹ đối với con người và động vật. Nếu chẳng may ăn phải quả của cây măng tây, bạn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy liên tục.
Lá đại hoàng
Thân cây đại hoàng được sử dụng chế để biến nhiều món bánh ngon lành và hấp dẫn vô cùng. Nhưng nếu bạn ăn nhầm lá của loại cây này thì có nguy cơ sẽ phải vào bệnh viện cấp cứu vì chất độc do chúng gây ra. Chất acid oxalic và anthraquinone glycoside có trong lá cây đại hoàng có thể là thủ phạm khiến cho người ăn có biểu hiện như nôn mửa, đau bụng chơ tới co giật.
Để lại một bình luận