Mẹ bầu có biết cân nặng của mẹ và sức khỏe của bé có mối liên quan mật thiết? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mức tăng cân của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi có sự liên quan chặt chẽ. Dựa trên mức tăng cân của mẹ mang thai mà các bác sĩ có thể chuẩn đoán gần như chính xác sức khỏe của bé yêu.
Mức tăng cân của mẹ liên quan thế nào đến sức khỏe của bé?
-Trường hợp mẹ không tăng cân hoặc chỉ tăng rất ít: Cân nặng không chuyển biến khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của thai nhi đang bị ảnh hưởng. Nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng là rất cao và khả năng lớn là mẹ bầu sẽ sinh non.
-Trường hợp mẹ bầu tăng cân vượt mức: Khi mức tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ thay đổi vùn vụt thì mẹ bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh như thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ. Nghiêm trọng hơn là các tai hại khôn lường gây ra do mức tăng cân vượt mức của mẹ như chuyển dạ kéo dài, khó sinh, sinh mổ nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ lẫn bé. Chưa kể là sau khi sinh, hành trình tìm lại vóc dáng thuở son rỗi của mẹ gặp vô vàn khó khăn hơn.
Mức tăng cân lý tưởng mà các chuyên gia đưa ra cho mẹ mang thai cho từng tam cá nguyệt, lần lượt là: tam cá nguyệt thứ nhất mẹ nên tăng từ 1kg hoặc có thể không nhất thiết phải tăng cân, tam cá nguyệt thứ hai mẹ cần tăng từ 4-5kg là ổn, và trong tam cá nguyệt cuối cùng mức tăng cân của mẹ nên dao động trong khoảng 5-6kg.
Duy trì mức tăng cân theo chuẩn như thế sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Tuy vậy, do cân nặng là khác nhau ở từng thai phụ nên mức tăng cân ở từng mẹ bầu có sự chênh lệch. Thông qua cách tính BMI dưới đây, mẹ sẽ biết mức tăng cân lý tưởng của mình là bao nhiêu kg trong suốt thai kỳ.
BMI = cân nặng (kg) ÷ chiều cao 2 (m)
-Trường hợp mẹ mang thai nhẹ cân: BMI < 18,5 thì mẹ bầu nên tăng từ 12,6 kg đến 18 kg.
-Trường hợp mẹ mang thai có cân nặng bình thường: 18,5 BMI 24,9 thì mẹ bầu nên tăng từ 11 kg đến 15 kg.
-Trường hợp mẹ mang thai thừa cân: 25 BMI29,9 thì mẹ bầu nên tăng từ 6,5 kg đến 11 kg.
-Trường hợp mẹ mang thai béo phì: BMI > 30 thì mẹ bầu chỉ nên tăng từ 5 kg đến 9 kg trong suốt thời gian mang thai.
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
Có một số loại thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai mà mẹ bầu cần chú ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đảm bảo cho bé cưng có sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất mẹ cần nạp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể:
-Thực phẩm giàu năng lượng: Các loại thực phẩm quen thuộc giàu năng lượng như bánh mì, ngũ cốc nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Mẹ cũng nên ăn nhiều cơm để nạp đu năng lượng cần thiết cho bé yêu phát triển.
-Thực phẩm giàu canxi: Các loại thực phẩm như hải sản, sữa giàu canxi rất nên được mẹ sử dụng hàng ngày để cung cấp đủ 1000 mg canxi/ ngày giúp bé cưng có hệ xương răng chắc khỏe. Đồng thời giúp mẹ tránh được tình trạng loãng xương sau này.
-Thực phẩm giàu chất sắt: Để tránh thiếu máu do thiếu sắt mẹ nên ăn nhiều thịt màu đỏ, cá (lưu ý không ăn cá chứa thủy ngân), rau dền, dưa hấu, … Sắt còn giúp cho thai nhi tránh được nguy cơ dị tật ống thai và phát triển bình thường. Nguy cơ trẻ sinh thiếu tháng cũng giảm đáng kể nhờ việc mẹ nạp đủ lượng sắt cần thiết.
-Nước: Trong khi mang thai, mẹ nên uống nhiều nước từ 2,5-3 lít mỗi ngày để tránh táo bón, giúp máu huyết lưu thông. Khi mẹ uống đủ nước thì không chỉ có lợi cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.
Các bài tập thể dục trong thời gian bầu bí
Những triệu chứng khó ở do thai kỳ gây ra như táo bón, đau lưng, stress, … có thể được ngăn ngừa nếu mẹ mang thai áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn trong suốt thời gian bầu bí. Cơ hội phục hồi vóc dáng son rỗi sau sinh là cực kỳ cao nếu mẹ bầu chịu khó luyện tập.
Các môn thể thao như bơi, yoga, đi bộ, … với các động tác nhẹ nhàng, phù hợp cho bà bầu là rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nên nhớ vận động nhẹ nhàng, mệt thì nghỉ ngơi ngay, quần áo tập nên rộng rãi, thoáng mát và đặc biệt uống nhiều nước sau khi tập.
Để bảo vệ sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu cần thiết quan tâm đến mức tăng cân của mình để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Để lại một bình luận