Sinh mổ giúp mẹ bầu sinh con một cách dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với đẻ thường. Tuy nhiên, sau khi mổ mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: xuất huyết hậu sản, bị bỏ lại một mình ở phòng hồi sức, khó khăn khi cho con bú và những cơn đau do vết mổ gây ra.
Xuất huyết hậu sản
Xuất huyết hậu sản hay còn gọi là ra máu sau khi sinh. Nhiều người lầm tưởng rằng sinh mổ thì sẽ không bị ra máu sau khi sinh nữa. Nhưng thực tế không phải vậy. Xuất huyết là do quá trình lành vết mổ tại vùng nhau thai trong tử cung chứ không phải là tử cung đã hoàn toàn sạch máu sau khi phẫu thuật.
Biến chứng hậu sản
Mổ đẻ là một phẫu thuật đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là sản phụ không có khả năng bị những biến chứng sau sinh. Mẹ có thể sẽ phải đối mặt với vết mổ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm khiến mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú cũng không thực sự tốt cho sức khỏe của em bé.
Bị “bỏ rơi” trong phòng hồi sức
Sau khi sinh mổ mẹ bầu không được gặp con ngay mà phải chuyển vào phòng hồi sức sau mổ. Việc cách li thai nhi khỏi sản phụ có thế gây ra tâm lí lo lắng cho sản phụ và nói chung cũng không tốt cho thai nhi.
Khó khăn khi cho con bú
Thai phụ có thể gặp một số khó khăn khi cho con bú sau khi đẻ mổ. Đây là điều rất phổ biến bởi sau khi đẻ mổ cơ thể thai phụ phục hồi không nhanh bằng đẻ thường. Để tránh những khó khăn nay bạn cần phải lên kế hoạch và xin lời khuyên từ bác sĩ trước khi quyết định sinh mổ. Tránh những sai lầm không đáng có.
Cách phòng tránh những biến chứng sau khi sinh mổ
Để phòng tránh những biến chứng sau khi sinh mổ bạn cần thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
Không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ. Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại. Có thể nằm sấp mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng, đồng thời nên mát-xa bụng mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
Sau khi sinh mổ nếu sức khỏe tốt mẹ không nên nằm bất động trên giường, việc vận động nhẹ và gần gũi với con giúp mẹ thoải mái tinh thần và vết mổ cũng dễ lành hơn.
Điều quan trọng nữa, khi bé bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, mà trong sữa non, có rất nhiều chất kháng thể từ mẹ truyền qua, sau này bé lớn lên, ít bị bệnh dị ứng.
Mẹ ăn uống đủ chất, ăn lượng thịt tăng lên, như thịt heo, thịt bò, tim gan cật heo, trứng và sữa, nhằm giúp cho vết mổ liền sẹo tốt và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể. Điều quan trọng hơn cả, đó là sự chăm sóc tận tụy của ông bố và người thân trong gia đình, động viên, khích lệ cho bà mẹ, đây là liều thuốc bổ quý giá hơn cả bất kỳ loại thuốc tốt nào dành cho bà mẹ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- kỉnh nghiệm đẻ mổ
- kinh nghiệm sinh mổ
- chuẩn bị sinh mổ
- chuẩn bị trước khi sinh mổ
- sinh mổ cần chuẩn bị gì
- nằm sấp sau khi sinh mổ
- sinh mổ có được nằm sấp
- những điều cần biết khi sinh mổ
- những điều cần biết sau khi sinh mổ
- Ba bau sinh mo
Để lại một bình luận