Đau lưng khi mang thai là căn bệnh phổ biến mà các mẹ bầu đều gặp phải nhưng ở những mức độ khác nhau khiến mẹ bầu thêm phần khó chịu, mệt mỏi. Làm sao để giảm bớt đau lưng cho mẹ bầu, hãy làm theo những cách sau để không phải chịu những cơn đau âm ỉ và dai dẳng nữa.
- Nguyên nhân dẫn đến đau lưng:
Khi mang thai cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất một số hoocmon, trong đó có hoocmôn relaxin giúp cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở. Một trong những ảnh hưởng của relaxin là làm cho các dây chằng mềm và dãn ra khiến cho cơ thể mẹ bầu ít ổn định và dễ bị tổn thương. Thêm vào đó bụng cũng phát triển lớn hơn, các cơ bắp căng ra để mang thêm trọng lượng, đặc biệt là ở vùng lưng dẫn đến chứng đau lưng.
Ngoài ra còn một số nhân tố khác như:
- Tử cung to ra, chèn ép thần kinh, mạch máu ở phần lưng
- Đi đứng, ngồi sai tư thế
- Căng thẳng làm co cơ, gây ra đau lưng
- Do những nội tiết tố, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao, làm cho các khớp và dây chằng lỏng lẻo hơn
Ở phụ nữ đau lưng khi mang thai không phải là một vấn đề đơn giản. Đó có thể chỉ là tình trạng không thoải mái khi bà bầu phải đứng trong một thời gian dài cho đến cơn đau làm suy kiệt sức lực, cản trở cả những hoạt động bình thường trong cuộc sống kèm theo đó là khả năng khó sinh. Các chuyên gia cho rằng có hai kiểu đau lưng khi mang thai thường gặp.
- Đau thắt lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng ở phần lưng dưới
- Đau vùng chậu sau tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở giữa thai kỳ, vào khoảng tháng thứ 5. Sản phụ cảm thấy đau âm ỉ và nhiều lúc đau hơn một chút. Phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, nhất là vùng trên xương cùng. Đây là vùng mà đa số các bà bầu thường đặt tay đỡ khi di chuyển. Đau lưng khi mang thai cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.
2. Làm gì để giảm đau lưng trong thai kỳ
- Tập luyện nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ để cơ thể dẻo dai, các cơ khớp được hoạt động thường xuyên bằng những bài tập phù hợp, không quá sức như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập yoga…
- Tuyệt đối không được làm việc quá sức: Đừng cố nhấc các vật nặng. Trong trường hợp bạn phải cúi xuống nhấc vật nặng, hãy làm đúng tư thế. Đừng uốn cong eo, hãy cong gối hoặc ngồi xổm và nhấc nó lên. Đừng làm căng cơ lưng.
- Đi, đứng,ngồi và nằm đúng tư thế:
– Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Không đứng bằng một chân. Thỉnh thoảng nên ngồi xuống ghế nghỉ ngơi, nhất là sau khi phải đứng trong một thời gian dài.
– Khi ngồi trên ghế cần chọn ghế có tựa, nên dùng thêm gối tựa và cố gắng giữ lưng thẳng.
– Đứng thẳng với hai vai thả lỏng.
– Khi đi làm hoặc lúc lái xe các mẹ bầu có thể cân nhắc dùng đai hỗ trợ. Cố gắng không ngồi bắt chéo chân và sắp xếp đúng khoảng cách giữa màn hình máy tính và ghế. Cố gắng thỉnh thoảng rời khỏi bàn làm việc và hít thở không khí trong lành vào giờ ăn trưa.
– Nằm nghiêng một bên khi ngủ. Khi ra khỏi giường, lật người sang một bên, từ từ đẩy người ngồi dậy và sau đó đứng lên
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát cân nặng khi mang thai: Một chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng lượng chất béo, protein, đủ nước và nhiều trái cây rau quả sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Không dùng các chất cafein là một cách tự nhiên để tránh bị đau lưng.
Massage rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng đau lưng cho mẹ khi mang thai
3. Các biện pháp hỗ trợ khi mẹ bầu bị đau lưng có thể áp dụng
- Châm cứu
Châm cứu là một liệu pháp chữa trị của y học Trung Quốc trong đó sử dụng các kim nhỏ để kích thích một số điểm trên cơ thể để giảm đau lưng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể có hiệu quả trong việc làm giảm đau lưng trong quá trình mang thai.
- Masage và thư giãn tâm lý:
Các bài masage nhẹ nhàng làm cơ thể dễ chịu, khí huyết lưu thông, cơ bắp được co giãn sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau hơn. Kết hợp với tập Yoga để thư giãn, hay nghe nhạc, đi chơi là một biện pháp quan trọng và rất hiệu quả để mẹ giảm đi những khó chịu do đau lưng.
- Chườm nóng/lạnh
Dùng miếng chườm nóng hoặc miếng dán lạnh có thể làm giảm đau lưng tạm thời.
Để lại một bình luận