Hẹp bao quy đầu thường là bệnh phổ biến mà các bé trai gặp phải. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và có những biện pháp xử lý sớm thì sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tình dục của trẻ khi trưởng thành.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết ông đã từng gặp nhiều tình trạng trẻ nhỏ rơi vào tình trạng bị hẹp bao quy đầu, dẫn tới viêm nhiễm, sưng mâng mủ. Tại sao như vậy?
Hiểu đúng về bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Có hai loại hẹp bao quy đầu là hẹp sinh lý và hẹp bệnh lý. Hẹp sinh lý là bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Trong khi hẹp bệnh lý (hẹp thứ phát, mắc phải) là hẹp thật sự có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lên ở những bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, trẻ em đa phần khi mới sinh đã bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuông được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Sau khoảng 3-4 năm đầu khi dương vật to ra thì bề mặt da bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm dưới lớp da quy đầu để bao quy đầu tách dần ra khỏi quy đầu. Bằng những lần dương vật cương khi đi tiểu hay khi ngủ mà bao quy đầu sẽ tự tuột hẳn ra. Khi trẻ 3 tuổi 90 % bao quy đầu tuột xuống, chỉ có 1 % người lớn trên 16 tuổi bị hẹp bao quy đầu thực sự.
Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu
Bố mẹ có thể phát hiện ra con bị hẹp bao quy đầu bằng cách vạch da quy đầu ra xem lỗ có hẹp hay không hoặc quan sát đường nước tiểu. Khi thấy tia nước tiểu của con bé như cái kim, bắn xa, trẻ khó tè thì chắc chắn trẻ bị hẹp bao quy đầu.
Nếu không xử lý sớm tình trạng này sẽ khiến trẻ khó tiểu, đau, khóc. Khi nước tiểu cộng với chất cặn bã đọng lại bên trong lâu dần sẽ thành cục to, gây viêm nhiễm. Thậm chí, đây còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật. Khi trường thành, người bị hẹp bao quy đầu thường có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm tình dục hơn người bình thường.
Cách xử lý trẻ bị hẹp bao quy đầu?
Theo bác sĩ Bắc, trước đây người ta thường đợi trẻ lớn xem hiện tượng hẹp bao quy đầu có tự động hết không. Tuy nhiên, ngày nay các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bố mẹ nên chủ động xử lý sớm để chăm sóc tốt bộ phận sinh dục cho bé.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng bác sĩ cho rằng khi can thiệp vào bao quy đầu của trẻ phải đảm bảo nguyên tắc “ ít sang chấn” và ưu tiên các loại thuốc chống viêm, duy trì lộn hàng ngày để da dương vật giãn tự nhiên. Tuyệt đối không dùng panh kéo hoặc cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ.
Ở nhà bố mẹ có thể tiến hành nong dần bao quy đầu cho trẻ bằng cách: Mỗi lần tắm, bố mẹ dùng tay kéo lộn phần da quy đầu xuống, mỗi lần 1 phút, ngày hôm sau tăng hơn ngày hôm trước. Nếu sau một thời gian theo dõi mà bạn vẫn thấy không có sự thay đổi thì nên đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm. Khi đó bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp và hướng dẫn gia đình chăm sóc bé ở nhà. Khi trẻ lớp 5-6 tuổi mà vẫn bị tật thì phải cần tới sự can thiệp của dao kéo để cắt da bao quy đầu. Để tránh trường hợp bé xấu khổ khi lớn, bố mẹ nên quan sát và phát hiện sớm khi con còn nhỏ, biện pháp xử lý sẽ đơn giản hơn.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cần bao lâu thì cho gà tách mẹ
Để lại một bình luận