Cảm cúm khi mang bầu thường dễ gây nguy cơ dị tật thai nhi. Bởi vậy, bà bầu cần biết cách điều trị và phòng tránh bệnh cúm đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Tới khám bác sĩ
Bệnh cảm cúm vốn là căn bệnh thông thường mà nhiều người hay mắc phải, tuy nhiên với bà bầu thì đây không đơn giản như vậy. Hệ miễn dịch của phụ nữ mang bầu thường bị suy giảm hơn khiến cho chị em dễ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây ra ho, cảm lạnh, nhiễm trùng …
Hơn nữa, cảm cúm có thể là căn nguyên gây ra di tật thai nhi hoặc virus còn khiến tử cung co bóp mạnh dẫn tới hiện tượng sảy thai, sinh non. Bạn nên đến khám bác sĩ sớm để kiểm tra tình trạng cơ thể cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để được điều trị sớm, an toàn và hiệu quả.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc
Bà bầu cần hạn chế tự ý dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào . Bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ gây sảy thai, dị tật thai nhi hoặc nhiễm độc thai. Đặc biệt nếu dùng không đúng liều chỉ định hoặc chức năng có thể gây hậu quả lâu dài lên thai nhi. Bà bầu nên tránh các loại thuốc sau đây:
- Thuốc chống virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza hoặc Symmetrel: Các thuốc này có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Aspirin và ibuprofen sẽ dẫn tới chảy máu thai nhi rất nguy hiểm.
- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là các chất thường có trong thuốc xi-ro chống cảm cúm, ho,. Những thuốc này đều có thể gây ra biến chứng khi mang thai.
Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tỉ lệ dị tật cho thai ở giai đoạn đầu lên tới 70 -80 %. Bởi vậy, các bác sĩ sản khoa thường đưa ra lời khuyên cho những người mang thai thời kỳ đầu mắc bệnh liên quan đến virus có hại không nên giữ thai vì virut đã nhiễm vào phôi thai. Ngoài ra, bà bầu bị nhiễm cảm cúm thường sốt cao, nhiễm khuẩn dễ dẫn tới tình trạng thai chết lưu, sảy thai …
Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi không phải virut nào cũng gây dị tật thai nhi. Khi bị cảm cúm bạn nên đi khám bác sĩ để xem xét sự phát triển của thai nhi sớm nhất. Các phương pháp siêu âm hiện đại sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện ra các dị tật của thai nhi để có biện pháp điều trị thích hợp.
Các biện pháp điều trị cảm cúm bằng thảo dược
Khi bị mắc các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thường rất khó chịu cần phải được điều trị kịp thời. Đối với phụ nữ mang thai, thay vì dùng thuốc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng một số các thảo dược tự nhiên để trị cảm cúm cũng rất hiệu quả.
- Dùng tỏi trị cảm cúm: Tỏi có tác dụng phòng và chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt. Đặc biệt, tỏi rất an toàn cho phụ nữ đang trong thời gian bầu bí.
- Sử dụng nước chanh: Chanh giúp giảm đau rát cổ họng, giảm dịch nhày và sát trùng cổ họng. Mỗi sáng để giảm đau cổ họng, đồng thời phòng bệnh cảm cúm mẹ bầu nên pha chanh với nước ấm và mật ong. Uống thường xuyên bạn sẽ hạn chế các bệnh liên quan đến cổ họng. Chị em mang bầu hoàn toàn có thể sử dụng mật ong bình thường. Phụ nữ có thai uống mật ong giúp giảm đau đầu, mệt mỏi, ngủ ngon giấc hơn, tăng cường lưu thông máu huyết…
- Dùng muối ăn: Muối ăn có tính sát trùng có tác dụng giảm viêm, sưng cổ họng, giảm ho hiệu quả. Mỗi sáng bạn nên dùng nước ấm pha một chút muối chắc để xúc miệng và rửa mũi, đặc biệt với các bà bầu có tiền sử bị viêm xoang.
Từ khóa được tìm kiếm:
- co thai bi cam
Để lại một bình luận