Để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, mẹ bầu được khuyến khích bổ sung axit folic trong 3 tháng mang thai đầu tiên nhưng 6 tháng còn lại thì sao?
Axit folic tuyệt vời đến mức giúp giảm thiểu đến 70% dị tật ống thần kinh ở thai nhi và là dưỡng chất được các chuyên gia khuyên bổ sung tận trước khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu bởi đấy là giai đoạn não bộ của bé có những bước phát triển nền móng.
Nhưng đó là trước khi mang thai và trong tam cá nguyệt thứ nhất, thế còn trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thì thế nào? Axit folic có còn cần thiết? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mẹ bầu nhé.
6 tháng cuối thai kỳ, axit folic vẫn cực kỳ quan trọng
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo bổ sung axit folic để giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu axit folic là không thể thiếu vắng. Thế còn trong 6 tháng cuối thai kỳ, axit folic có cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của mẹ mang thai nữa hay không?
Câu trả lời là 6 tháng cuối thai kỳ, axit folic vẫn cực kỳ quan trọng, mẹ bầu nhé. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, việc mẹ bầu nạp ít axit folic trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm sau:
-Sảy thai liên tiếp
-Tiền sản giật
-Sinh non
-Thai chậm phát triển
-Các biến chứng liên quan đến mạch máu
Bổ sung axit folic đầy đủ vào 6 tháng cuối thai kỳ
Đối với những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, không có các tiền sử thai kỳ nguy hiểm thì mỗi ngày nên bổ sung khoảng 600 mcg axit folic. Liều lượng này nên được duy trì trong suốt thời gian bầu bí để thai nhi đủ điều kiện phát triển một cách tốt nhất.
Đối với thai phụ được xếp vào nhóm có khả năng sinh con bị khuyết tật cao thì lượng axit folic cần nạp mỗi ngày có thể lên đến con số 4.000 mcg axit folic. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng liều lượng axit folic là do bác sĩ chuyên khoa kê đơn khi căn cứ trên thể trạng của từng mẹ do đó mẹ bầu không được tùy tiện.
Lí do là vì bổ sung thừa hay thiếu axit folic đều không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe thai phụ. Ngược lại còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Ngứa phát ban, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa tủy sống, … nếu mẹ bổ sung quá nhiều axit folic và thai nhi sẽ mắc nguy cơ dị tật cao hơn nếu trong thai kỳ mẹ bầu bị thiếu hụt axit folic.
Uống nhiều nước để thải axit folic dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu là cách nhanh chóng nhất mà mẹ bầu nên thực hiện nếu cảm thấy cơ thể mình dư thừa axit folic.
Tăng khả năng hấp thụ axit folic cho cơ thể mẹ bầu
Để cơ thể mẹ bầu có thể hấp thụ tốt nhất dưỡng chất axit folic thì ngay từ trước khi mang thai mẹ đã nên bổ sung thêm dưỡng chất này. Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất thì mẹ bầu cần uống bổ sung viên axit folic. Mẹ nên uống giữa 2 bữa ăn cũng như ăn kèm các thực phẩm dồi dào vitamin C. Bởi vitamin C là dưỡng chất có tác dụng gia tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất khác cho cơ thể.
Một chế độ ăn uống giàu axit folic là cần thiết cho mẹ mang thai, kể cả 6 tháng cuối thai kỳ. Các loại trái cây, rau lá xanh, thịt đỏ, trứng, … bổ sung nhiều axit folic cho mẹ bầu. Nhưng do axit folic dễ bay hơi trong quá trình chế biến chính vì thế mà mẹ bầu cần bổ sung thêm axit folic bằng dạng viên uống để thai nhi có đủ điều kiện phát triển toàn diện.
Axit folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho thai nhi trong việc giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh. Bổ sung axit folic không chỉ trong 3 tháng đầu mang thai mà còn phải nạp dưỡng chất này một cách hợp lý trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe, bé phát triển ổn định.
Từ khóa được tìm kiếm:
- 3 thang cuoi thai ki co can bo xung folic khong
Để lại một bình luận