Trước khi mang thai bạn sẽ được truyền tai về những nỗi khổ của bà bầu. Nhưng thật sự phải trong quá trình mang thai mẹ bầu mới tá hỏa nhận ra ốm nghén, vất vả khi mang thai chẳng là gì so với những thay đổi đáng buồn sau.
Không thể kiểm soát được việc “xì hơi”
Khi mang thai, mọi hoạt động của cơ thể mẹ bầu sẽ chậm hơn khiến cho các cơ bắp bị trì trệ, nhất là những bộ phận xung quanh đường ruột. Do đó, việc co bóp cũng cần mất nhiều thời gian. Hậu quả là thời gian để thức ăn tiêu hóa được phải kéo dài hơn bình thường, dẫn đến đầy bụng và không kiểm soát được việc “xì hơi”.
Tè dầm không chỉ gặp trong giấc mơ
Do sự phát triển của em bé nên tử cung lớn lên và chèn ép vào bàng quang, hậu quả là bạn có thể bị són tiểu ra quần bất cứ lúc nào. Nhất là khi hắt hơi và cười lớn.
Không dám đi toilet
Hầu hết mẹ bầu đều bị táo bón vì tử cung ngày càng lớn dần lên theo thời gian tạo áp lực lên ruột khiến cho việc đẩy chất thải ra ngoài cơ thể gặp nhiều khó khăn và dẫn đến táo bón. Vì thế, việc đi toilet luôn trở thành “ác mộng” lớn nhất của hầu hết bà bầu.
Để đối phó với tình trạng táo bón trong quá trình mang thai, cách duy nhất mẹ có thể làm đó là bổ sung nhiều chất xơ trong quá trình ăn uống, uống nước nhiều và tăng cường vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu ý là không nên nhịn đi vệ sinh vì nếu nhịn chỉ khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
Chảy nước miếng
Mẹ bầu đừng ngạc nhiên khi buổi sáng thức dậy và nhìn thấy nước miếng của mình ướt trên gối, bởi vì đây lại là một hiện tượng khá phổ biến mà nguyên nhân là do sự thay đổi kích thích tố trong thai kỳ. Đánh răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng bạc hà hay ăn một chút kẹo cao su không đường trước khi đi ngủ để giúp miệng khô ráo có thể hạn chế được tình huống ‘ngại ngùng’ này xảy ra thường xuyên.
Từ khóa được tìm kiếm:
- buom cua ba bau
- buom ba bau
- noi kho cua ba bau
- ba bau buon
- nỗi khổ bà bầu
- Anhlon khj mag thaj
- tim cach ba bau de con moi son
- ba bau buon ap luc
- ba bâu hay xì hơi
- ba bâu khoe buom to
Để lại một bình luận