Bụng mẹ cũng giống như sân chơi của bé khi con tha hồ nhào lộn, mút tay thậm chí là khóc nhè … suốt thời giang 9 tháng 10 ngày mẹ mang bầu.
Ngủ
Đây là hành động thai nhi thích nhất khi ở trong bụng mẹ. Thực vậy, theo tính toán, bé dành tới 90 -95 % thời gian cho việc ngủ, ngay cả khi mí mắt cho bé chưa hình thành. Giấc ngủ quan trọng giúp trẻ phát triển và hoàn thiện dần các cơ quan chức năng trong cơ thể. Mặc dù vậy giấc ngủ của bé khá ngắn, chỉ khoảng 40 phút sau đó bé sẽ thức dậy và bắt đầu cử động rồi sẽ tiếp tục ngủ tiếp.
Nhào lộn
Khi bắt đầu tới tháng giữa thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác như bé đang bắt đầu hiếu động hơn. Bằng chứng là bụng mẹ sẽ trở thành sân đá banh của bé với những động tác huých nhẹ hay đá. Đôi khi bé có thể đang nhào lộn trong bụng mẹ, có vẻ như đây là trò chơi yêu thích của nhiều bé. Thậm chí, càng về đêm nhiều bé có xu hướng đạp nhiều. Các mẹ không cần phải lo lắng quá, thực chất đây là do không gian yên tĩnh và việc mẹ ít cử động cũng khiến bé có phần lạ lẫm.
Mút ngón tay
Mút ngón tay vốn là hành động vô thức của trẻ nhỏ. Đặc biệt từ tuần thứ 30 trở đi, trẻ đã bắt đầu có những cảm nhận đầu tiên về xúc giác bởi vậy, thai nhi tỏ ra rất thích thú với việc mút ngón tay hay sở lên mặt, đầu gối, nghịch dây rốn …
Cảm giác đau
Các mẹ đừng nghĩ rằng bé ở trong bụng mà không biết tới cảm giác đau nhé. Thực chất, từ tuần thứ 24, bé bắt đầu có cảm giác đau và khó chịu với những tác động xung quanh. Nếu mẹ bị thiểu ối hoặc không gian quá chật hẹp do mẹ mang thai đôi thì bé dễ có nguy cơ bị đau nhiều hơn.
Nấc
Đây là hiện tượng phổ biến của trẻ từ trên 24 – 28 tuần tuổi. Thậm chí khi trẻ nấc, mẹ có thể nghe thấy tiếng nấc phát ra từ bụng giống như tiếng nhịp tim đập. Tuy nhiên, tuỳ từng cơ địa của mẹ và bé mà trẻ có nấc hay không? Một số trẻ không thấy xuất hiện hiện tượng này. Mỗi ngày bé có thể nấc 1-2 lần hoặc nhiều hơn.
Khóc
Bé không chỉ khóc khi chào đời, nhiều nhà khoa học cho rằng trẻ có thể khóc khi còn đang ở trong bụng mẹ. Một phụ nữ Ấn Độ và Trung Quốc đã từng nghe thấy tiếng khóc của thai nhi phát ra từ trong bụng của mẹ. Nhiều người tin rằng cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà chúng còn tồn tại ngay trong bụng mẹ. Bởi vậy, ngay từ khi còn mang thai, các mẹ nên tranh thủ trò chuyện và giao tiếp với con để giúp bé sinh ra sẽ trở lên giàu cảm cảm xúc và thông minh hơn.
Lắng nghe
Từ tháng thứ 6 trở đi bé đã bắt đầu hình thành thính giác. Thai nhi sẽ có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng âm nhạc … Thậm chí, trẻ tỏ ra khá hứng thú và hào hứng khi đáp lại lời của bố mẹ bằng cách đạp nhẹ vào thành bụng.
Đây chính là giai đoạn tuyệt vời để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ cho bé những câu chuyện xung quanh. Mẹ cũng nên nghe những bản nhạc du dương để kích thích khả năng âm nhạc của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đảo mắt liên tục
Bé bắt đầu đảo mắt từ tuần thứ 16, cho tới tuần 26 thì trẻ bắt đầu có những phản xạ mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên hơn. Ở thời điểm này, trẻ đã có thể cảm nhận ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối của mẹ. Khi một tia sáng chiếu vào thì bé sẽ phản ứng bằng cách mở to mắt để nhìn.
Để lại một bình luận