Thời tiết giao mùa khiến cho trời thất thường khi thì nắng nóng, lúc thì mưa gió triền miên. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều trẻ em bị cảm nắng, cảm gió. Mẹ nên bỏ túi những bí kíp đánh cảnh, cạo gió sau, vừa hiệu quả vừa dễ làm, không cần dùng tới thuốc.
Khi bị trúng, cảm nắng thì việc đánh cảm, cạo gió theo cách dân gian thường được áp dụng phổ biến bởi chúng đơn giản mà không cần uống thuốc tây. Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông Y- Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 cho hay, cạo gió thực chất dựa theo học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền để phòng và chữa trị bệnh tật.
Khi cạo gió, người ta cần tới những vật có cạnh hình cung tròn, nhẫn nhụi như thìa nhôm, tiền kim loại, miệng chén, bát, sứ, nhẫn bạc … để tác động lên cơ thể tại các vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong dân gian thường có nhiều cách đánh cảm khác nhau được áp dụng trên các vùng miền ở Việt Nam.
Đánh cảm bằng trứng gà, đồ bạc
Bạn chỉ cần 1 -2 quả trứng gà, một chiếc dây chuyền bạc hoặc nhẫn bạc hoặc đồng tiền bạc nguyên chất.
Cách làm: Luộc trứng gà chin kĩ rồi bóc vỏ, ổ đôi, bỏ lòng đỏ và nhé đồng bạc nguyên chất vào bên trong. Sau đó bọc lại bằng chiếc khăn để khỏi bị xước ra. Dùng khăn bọc trứng và đồng bạc dấp vào nước ấm và vuốt từ đỉnh đầu xuống. Làm theo chiều như vậy ở cổ, cánh tay, lưng, ngực và chân. Lưu ý luôn giữ nước ấm để sấp vào.
- Nếu trẻ bị cảm nắng thì đồng bạc sẽ chuyển sang màu đỏ như màu đồng
- Nếu trẻ bị cảm lạnh thì đồng bạc sẽ đen lại, càng cảm nặng thì đồng bạc càng đen nhiều.
- Nếu bị cảm gió đồng bạc sẽ có màu đen với sắc xanh. Thậm chí có trường hợp đồng bạc chuyển hai màu chứng tỏ vừa cảm nắng vừa cảm gió.
Sau khi đánh cảm xong trẻ nên nằm nghỉ trên giường tránh gió, không được đi đánh cảm ngay. Mẹ có thể cho bé uống nước gừng hoặc ăn cháo tía tô để cơ thể tự toát mồ hôi là sẽ hồi phục.
Cạo gió bằng rượu gừng
Gừng tươi giã ngâm cùng với rượu trắng cũng có tác dụng đánh cảm rất tốt. Khi đánh cảm, mẹ dùng rượu gừng thoa lên mặt, cổ, cánh tay, lưng và chân bé. Thoa đến đâu thì lấy đồng bạc hoặc chiếc đĩa sứ nhỏ cạo theo chiều từ trên xuống dưới, không cạo chiều ngược lại. Sau đó cho bé uống nước gừng hoặc ăn cháo tía tô, nghỉ ngơi trong phòng kín gió là sẽ khỏi.
Đốt bồ kết cho ấm với rượu
Ngoài cách đánh cảm bằng rượu gừng, mẹ có thể nước bồ kết, loại bỏ hạt rồi đánh giá như trên. Cashc này làm hiệu quả trong trường hợp trẻ bị cảm gió.
Mẹ chú ý, đối với trẻ quá nhỏ, da còn non thì không nên cạo gió, đặc biệt là cạo bằng dầu gió. Càng cạo mạnh da trẻ mỏng dễ gây tổn thương sau này.
Đánh cảm bằng cám gạo rau ngải cứu
Mẹ cho cám vào chảo rồi rang cho nóng sau đó cho rau cúc tần hoặc ngải cưu rang cùng. Khi lá bắt đầu săn lại, có mùi thơm thì đổ cám và lá vào khăn mùi xoa sau đó đánh cảm giống như trên.
Một số lưu ý khác khi cạo gió cho con mẹ nên lưu ý:
- Chọn nơi kín gió để người bệnh nằm thư giãn, toát mồ hôi để thải độc ra ngoài.
- Sát trùng dụng cụ cạo gió
- Lần lượt các các vùng trên cơ thể như cổ, gáy, tránh, hai thái dương, bả vai, cánh tay, mu bàn tay, lưng, bụng, ngực, bụng dưới, bên trong và ngoài đùi, mu bàn chân.
- Cạo chậm rãi, càng kéo đường càng dài càng tốt
- Thời gian cạo mỗi vùng từ 3-5 phút là da ửng đỏ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- cach dung gung cao gio cho be
- cách đánh gió cho trẻ
- danh cam ko can bac duoc ko?
- tia tô đánh gió dk ko
- đánh cảm bằng bạc cho trẻ nhỏ
- đánh cảm bằng rượu gừng theo y học
- đánh gió cho con
- đánh gió cho trẻ
Để lại một bình luận