Bệnh viêm amidan thường dễ gặp ở trẻ em độ tuổi đi học. Điều này khiến bé thường xuyên bị sốt nhiều lần trong năm, nếu không chữa dứt điểm có thể để lại những biến chứng như viêm khớp, viêm cơ tim hay viêm cầu thận.
Amidan hay còn gọi là hạnh nhân khẩu cái chính là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, vào thời tiết giao mùa trời lạnh đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên. Đặc biệt nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn cho vào miệng thì vi khuẩn sẽ ồ ạt vào họng làm cho amidan hoạt động hết công suất để tiêu diệt vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm, sưng tấy.
Khi trẻ bị viêm amidan, bé dễ bị sốt cao, khó chịu, đau họng nhất là khi nuốt nước bọt. Nếu khám họng xuất hiện amidan sưng to, lồi ra hoặc co lại dạng tổ ong, có màu hồng hoặc mủ vàng.
Trường hợp trẻ viêm họng do virus coxsac ở khu vực amidan và vùng vòm họng của trẻ sẽ có những mụt phỏng. Những vết mụt này khi bị vỡ sẽ thành vết lóet rất đau và rát. Nếu bé vị viêm họng mà bị nhiễm khuẩn liên cầu thì amidan sẽ sưng to, sốt cao hơn 38 độ C.
Một số biến chứng khi bị mắc viêm amidan mạn tính
Nếu trẻ bị mắc viêm amidan lâu ngày nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ dễ biến chứng thành viêm xơ teo dẫn tới các bệnh lý về tai, mũi, họng. Hơn nữa, chẳng may trẻ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A gây ra vô cùng nguy hiểm. Biến chứng sau khi bị viêm amidan có thể dẫn tới các bệnh về viêm khớp, cơ tim, viêm cầu thận. Khi đó trẻ buộc phải làm phẫu thuật để cắt bỏ amidan.
Cách điều trị khi trẻ bị viêm amidan
Khi trẻ có những biểu hiên của viêm amidan, mẹ nên làm những điều sau đây:
- Dùng đèn nhỏ soi trong họng bé xem hai bên amidan có bị sưng, nổi mụt trắng hay không hay bé chỉ là viêm họng bình thường.
- Dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của cơ thể nếu trẻ sốt cao quá 38 độ C thì cần uống hạ sốt bằng paracetamol. Sau đó lau mát cơ thể bằng nước ấm và mặc đồ thông thoáng cho con.
- Kiểm tra xem bé có bị nổi hạch ở cạnh hàm hay không bằng cách ấn nhẹ hai tay vào bên cạnh hàm.
- Kiểm tra tai và màng nhĩ bé xem con có chảy mủ không
- Nên cho bé ăn những đồ ăn lỏng, dễ nuốt như sữa, cháo loãng khi con bị đau họng, sốt
- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc làm này sẽ làm cho vi khuẩn bị lây lan quanh vòm họng nhiều hơn.
Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan
Những trẻ bị viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc Đông y ở giai đoạn mới khởi phát. Nhưng nếu bệnh đã trở thành mãn tính gây ra nguy cơ viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim … thì nên đưa trẻ tới bệnh viện sớm.
Bài thuốc số 1: Gừng tươi 15 g, rau má 12 g, kim ngân hoa 15 g, mơ rừng 30 g, bạc hà. Đem rửa sạch sắc lấy nước uống, 1 ngày/ thang, ngày uống 2 lần.
Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa 10 g, xuyên tâm liên khoảng 15 g, hạt quả núc nác 6 g. Làm sạch nguyên liệu sau đó sắc nước uống 1 ngày/ thang.
Bài thuốc số 3: Uy linh tiên 50 g, sau khi rửa sạch thì sắc nước uống.
Cách phòng ngừa viêm amidan cho trẻ em
Điều quan trọng nhất để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ đó là giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp. Mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở ngoài hiệu thuốc để vệ sinh mũi cho con khi bị sổ mũi. Đặc biệt, những trẻ đã có khả năng súc miệng, đánh răng thì nên hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ . Tránh để trẻ đưa tay vào miêng.
Thứ hai, khi thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh thì mẹ cần giữ ấm cho bé đặc biệt là vùng cổ, chân, tay. Không nên để bé ngủ trong phòng điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, mức nhiệt ổn định nên duy trì từ 25 -28 độ C. Thường xuyên làm vệ sinh tấm chắn điều hòa và vệ sinh máy định kỳ để bảo vệ đường hô hấp cho cả nhà.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường có khói thuốc và bụi bẩn. Với những trẻ có tiền sử về hô hấp không nên ăn thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như nước đá, trái cây, yaourt
Để lại một bình luận