Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt thường dễ gặp hiện tượng đi ngoài phân chứa dịch nhầy. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé mắc bệnh về đường ruột và mẹ cần biết để cho chăm sóc con đúng cách.
Tại sao trẻ đi ngoài có dịch nhầy?
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhày:
Thức ăn chưa được tiêu hóa hết
Nếu mẹ thấy bé phân lỏng, sủi bọt và có chất nhầy thì đây là do ruột chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.
Do Rota virus
Rota virus thường xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với các bề mặt hoặc các vật bị nhiễm bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, tổn thương lớp lót trong của ruột.
Nếu trẻ bị nhiễm Rota virus thì phân thường có màu xanh lá cây hoặc nâu, có chất nhầy kèo theo triệu chứng sốt và nôn mửa trong vài ngày đầu.
Do vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn như E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia có thể gây ra các bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Khi bị nhiễm các vi khuẩn này, trẻ thường có biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Thậm chí trong phân ngoài chất nhầy còn có lẫn máu.
Do dị ứng
Cơ địa của từng trẻ đặc biệt có thể bị dị ứng do thức ăn, dùng thuốc kháng sinh hay bị ngộ độc thực phẩm, thiếu enzyme hoặc bị cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy có nguy hiểm không?
Nếu trẻ đi ngoài có dịch nhầy một thời gian thì đây có thể là biểu hiện cỏa các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng. Thông thường, đây thường là báo hiệu của việc trẻ bị nhiễm vi khuẩn hay virus gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Bởi vậy bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để được xác định rõ nguyên nhân của bệnh.
Với những trẻ đi ngoài có chất nhầy trên 3 ngày và đi nhiều lần trong ngày, trên 10 lần thì bố mẹ cần phải quan sát kĩ phân của trẻ để biết được tình hình của con. Trường hợp bé đi ngoài có dịch nhầy kèm máu mẹ cần cho con tới bệnh viện sớm để kịp thời xử lý.
Khi trẻ đi ngoài có dịch nhầy mẹ nên làm gì?
Trường hợp bé đi ngoài có dịch nhầy do chưa tiêu hóa hết đường trong sữa thì mẹ nên cân nhắc đến việc cho con uống thêm men tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm được loại men tiêu hóa phù hợp với bé.
Khi trẻ đi ngoài nhiều lần thì cơ thể bé sẽ bị mất nước nhiều. Bởi vậy, bạn nên bổ sung thêm dung dịch điện giải để bù lượng nước đã mất của trẻ. Đồng thời cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu con bị thiếu nước như quấy khóc, mắt và môi khô, đi tiểu ít hơn, nước tiểu vàng sậm.
Với trẻ đang bú mẹ, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ rán, nướng, thực phẩm chứa nhiều đường. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau củ và sữa chua.
Nếu bé đi ngoài nhiều hơn 12 giờ kèm theo các biểu hiện như sốt, đau bụng, chuột rút thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi kịp thời.
Từ khóa được tìm kiếm:
- đi ngoài ra máu có dịch nhầy
- be di phan nhay
- trẻ sơ sinh đi phân nhầy
- phân đi ngoài của trẻ sơ sinh
- phân trẻ sơ sinh có nhầy
- trẻ đi phân nhầy
- tre so sinh di ngoai phan nhay
- ngũ cốc lợi sữa trẻ đi ngoài nhiều phân lỏng làm sao
- https://babaucanbiet com/tre-so-sinh-di-ngoai-chua-phan-dich-nhay-co-sao-khong/
- be so sinh truoc khi di ngoai tieu hay quay khoc
Để lại một bình luận