Bệnh tắc nghẽn tuyến lạ ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện bởi trẻ thường ngủ rất nhiều. Chỉ sau vài ba tháng tuổi với những biểu hiện khi quan sát bố mẹ mới nhận biết được bé mắc bệnh này.
Tại sao trẻ sơ sinh lại mắc bệnh tắc nghẽn tuyến lệ?
Theo nghiên cứu có khoảng 6 % trẻ sơ sinh ra đời bị tắc tuyến lệ bẩm sinh. Thông thường tuyến lệ được hình thành khi bé còn trong bụng mẹ. Bé bị tắc tuyến lệ là do các tế bào biểu mô không tạo ra đường dẫn ống lệ đi xuống mũi, làm nước mắt không thoát ra ngoài được.
Ngoài ra, có thể vì lý do nào đó làm cho tuyến lệ của bé vị viêm nhiễm, nước mắt không thể lưu thông từ mắt xuống mũi bé được bình thường khiến mỗi khi bé khóc, đôi mắt sẽ ngập trong nước.
Trẻ mắc bệnh tắc tuyến lệ có thể bị ở một bên mắt hoặc hai bên mắt và thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non.
Trẻ bị tắc nghẽn tuyến lệ có những biểu hiện như thế nào?
Cách dễ nhận biết nhất là quan sát bé khóc. Trẻ tắc nghẽn tuyến lệ thường khóc không có nước mắt nhưng khi trẻ không khóc thì lại xuất hiện nước chảy trà ra mi rồi xuống má.
Nếu trẻ bị tắc một phần tuyến lệ thì còn có khả năng nước mắt chảy xuống nhưng nếu bị tắc hoàn toàn thì mắt trẻ luôn ở trong tình trạng ngập nước. Sau đó, mắt trẻ xuất hiện các gỉ vàng, dính quanh mí mắt mỗi sáng ngủ dậy.
Khi mẹ thấy mắt bé lúc nào cũng ướt như vừa khóc, rồi xuất hiện nhiều gỉ mắt vàng thì đây chính là dấu hiệu của bệnh tắc tuyến lệ. Tuy nhiên, một số trường hợp nước mắt chảy ra và kết hợp với gỉ vàng là do các nguyên nhân khác như viêm kết mạc, viêm giác mạc, có dị vật trong mắt …
Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn của con nên bố mẹ cần tích cực theo dõi, đưa con tới bác sĩ chuyên khoa mắt sớm nhất để được chuẩn đoán chính xác và chi tiết. Tránh trường hợp để lâu làm tổn thương tới bên trong mắt và ảnh hưởng tới thị lực của bé sau này.
Cách điều trị tắc nghẽn tuyến lệ ở trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
Vệ sinh mắt cho bé thường xuyên: Một số trường hợp trẻ em từ 1-2 tuổi bị tắc tuyến lệ có thể tự khai thông. Nhưng để tránh trường hợp tổn thương cho mắt thì bố mẹ nên vệ sinh mắt cho bé theo cách sau:
- Dùng bông gòn hoặc vải xô sạch
- Thấm nước muối sinh lý ( thuốc rửa mắt) sau đó lau nhẹ các vết ngoen trên mắt bé
- Tiến hành vệ sinh mắt từ 3-5 ngày cho đôi mắt được sạch sẽ
- Làm nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh để mi mắt bị tray xước gây nhiễm khuẩn
Nếu mắt bé có dấu hiệu bị sưng đỏ thì nên đưa bé tới khám bác sĩ chuyên khoa mắt sớm.
Massage tuyến lệ cho bé: Dùng ngón tay sạch, cắt móng massage phần góc cho mắt. Ngón tay bắt đầu từ góc trong của mi mắt rồi vuốt xuôi về phía mũi. Ngày làm như vậy từ 5-10 lần trong 5-10 phút. Cách làm này giúp tạo áp lực lên ông dẫn lệ, giúp lưu thông chất lỏng khỏi đoạn tắc nghẽn.
Thông tuyến lệ: Phương pháp này chỉ áp dụng điều trị ở các bác sĩ chuyên khoa mắt. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để thông tuyến lệ cho bé hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ. Bác sĩ sẽ vệ sinh mắt cho bé rồi dùng một ống nhỏ linh hoạt luồn vào trong tuyến lệ bị tắc để thông.
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để mở rộng tuyến lệ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- https://babaucanbiet com/tre-so-sinh-chay-nuoc-mat-nhieu-co-phai-bi-tac-nghen-tuyen-le-khong/
- bi chay nuoc mat
- trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt
- tai sao be so sinh bi chay nuoc mat
- bé bị mắt ướt
- tre so sinh bi do nuoc mat
- biểu hiện tắc tuyến lệ
- vi sao phai thong tuyen le tre so sinh
- be so sinh hay chay nuoc mat co sao khong
- bé mắt bị ướt
Để lại một bình luận