Đổ mồ hôi trộm lúc đêm ngủ thường gặp ở nhiều trẻ em. Đây không phải do cơ thể trẻ yếu hay do còi xương mà phần nhiều là do sinh lý.
Ngyên nhân dẫn tới đổ mồ hôi trộm
Việc ra mồ hôi trộm của con đặc biệt vào buổi đêm hoặc khi cho bú thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sau:
- Một số trường hợp là do bé rối loạn hệ thần kinh thực vật, biển hiện ở việc rối loạn hệ giao cảm, phó giao cảm và cả hai.
- Do trẻ bị thiếu canxi, vitamin D trong giai đoạn sớm. Nếu bạn theo dõi thấy bé thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ bị giật mình, thần kinh bị kích thích đồng thời mồ hôi ra nhiều ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt là lúc ngủ thì có thể do bé đang thiếu vitamin D. Nhưng nếu bé vẫn ngủ ngon giấc, chỉ có triệu chứng ra mồ hôi trộn thì chưa chắc bé đã thiếu canxi. Mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để nhận được chuẩn đoán chính xác hơn.
- Ngoài ra, một số trẻ dưới 1 tuổi ở trong tình trạng thiếu cân, sinh non, mắc bệnh nhiễm khuẩn hay các chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài thì có xu hướng bị thiếu vitamin D. Bởi giai đoạn dưới 1 tuổi được xem là thời điểm hệ xương phát triển mạnh nhất.
- Hệ thần kinh của bé còn non nớt, chưa ổn định nên cơ chế điều tiết mồ hôi còn tùy thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
- Do bố mẹ đắp quá nhiều chăn cho con hay phòng bí hơi nên trẻ thường dễ bị toát mồ hôi trong khi ngủ. Trường hợp này bé đổ mồ hôi trộm không phải là chứng bệnh mà chỉ do môi trường bức bí, khó chịu khi bé ngủ mà thôi.
Mẹ nên làm gì khi con thường xuyên đổ mồ hôi trộm?
Nếu xác định nguyên nhân là do trẻ bị thiếu canxi thì mẹ nên tìm cách bổ sung vitamin D cho bé hàng ngày bằng cách tắm nắng. Do trẻ còn nhỏ nên mẹ chú ý cho bé tắm nắng đúng cách, thời gian tắm nắng thường diễn ra từ buổi sáng trước 9h và chiều sau 4h30. Khoảng thời gian tắm nắng nên tăng lên dần dần từ 10 đến 30 phút.
Bạn nhớ để cho bé tiếp xúc với ánh nắng nhưng hạn chế để mắt trẻ bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Mẹo hay chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em
Thêm nữa, mẹ cũng nên giữ cho bé chơi và ngủ trong không gian thoáng đãng, mát mẻ. Thường xuyên lau chùi và dọn vệ sinh nhà cửa để bé có một môi trường vui chơi an toàn, sạch sẽ. Khi trẻ ra mô hôi, mẹ hãy dùng khăn mềm thấm khô, đặc biệt là vùng lưng và vùng đầu. Bởi nếu không lau khô, mô hôi này có thể thấm ngược trở lại cơ thể gây ra nhiễm lạnh, viêm phổi cho trẻ nhỏ khá nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên cho bé ăn nhiều các loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, cam quýt… Các loại thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển… hoặc các loại trái cây sinh nhiệt như mít, sầu riêng, xoài … cũng gây ra nguy cơ đổ mồ hôi trộm, gây ngứa, nổi mụn ngoài da cho bé.
Để lại một bình luận