Trời nồm ẩm thường khiến đồ đạc, vật dụng, sàn và tường nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là thời gian các loại virus hình thành và phát triển nhanh chóng, dẫn tới nguyên nhân trẻ bị ốm, nhiễm bệnh.
Bệnh hô hấp
Các vi khuẩn gây bệnh nấm, vi sinh vật thường được phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao khi trời nồm. Các căn bệnh hô hấp trẻ em thường mắc phải khi trời nồm như viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, phế quản cấp, hen suyễn. Các bệnh này thường ủ bệnh lâu sau đó không để ý sẽ trở thành nặng và thậm chí mãn tính. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này của bé.
Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong thời tiết này là mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài, chỗ đông người. Đồng thời bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé bằng rau xanh, củ quả, trái cây …
Bệnh về da
Không quá ngạc nhiên với những ngày trời mưa phùn ẩm ướt con bạn bỗng dung bị sốt phát ban, mẩn ngứa hết người hay rubella. Vào những ngày mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao thường tạo điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn lây lan phát triển mạnh gây ra các chứng bệnh khó chịu liên quan tới viêm da và dị ứng da. Bởi vậy trong những ngày thời tiết khó chịu này bạn nên nhắc nhở bé chú ý chăm sóc và làm sạch da bằng sữa tắm diệt khuẩn. Đặc biệt thường xuyên rửa tay cho con sau khi đi ra ngoài đường về.
Mẹ cũng chú ý cắt móng tay cho bé sạch sẽ để không để nuôi dưỡng vi khuẩn. Ngoài ra, bé cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều vitamin, rau xanh, hoa quả và hạn chế những đồ ăn gây kích thích làn da.
Sốt vi rút
Những trẻ thường dễ bị mắc bệnh sốt virut là do hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể khi trời nồm ẩm, virut hoạt động mạnh. Căn bệnh rất dễ lây lan thường tạo thành dịch khi trẻ bị sốt virus dẫn tới cả nhà cũng bị sốt virut theo. Để phòng chống nguy cơ mắc bệnh này, cách tốt nhất hãy giúp bé tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tăng cường chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước, sinh hoạt điều độ hàng ngày.
Bệnh tiêu chảy cấp
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiêu chảy cấp là do nhóm virus đường ruột như virus Rota, các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh tồn tại trong đồ ăn hay do tay chân bé bẩn … Những bệnh này thường có tính lây nhiễm cao thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, khi mắc bệnh trẻ dễ bị mắt nước và dẫn tới tử vong.
Để hạn chế mắc tiêu chảy trong thời tiết ẩm ướt, mẹ nên chú ý rửa tay bằng xà phòng và nước sạch cho bé trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Thực hiện ăn chin, uống sôi, không uống nước lã hoặc dùng các thức ăn bị nhiễm khuẩn để trong không khí qua ngày hay đồ ăn không có nguồn gốc rõ ràng.
Thủy đậu
Bệnh này được gây ra bởi virus Varicella Zoster khi trên cơ thể bé mọc nhiều nốt nhỏ, tròn. Khi mắc bệnh này trẻ thường ngứa ngáy bởi các mụn nước. Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ bị lây lan nhanh chóng khi thời tiết nồm ẩm. Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm tuy nhiên cần điều trị đúng cách để không để lại sẹo, hay dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não.
Để lại một bình luận