Có thai là niềm vui mong chờ của bất cứ cặp vợ chồng nào nhưng để đến được ngày em bé chào đời từ một phôi thai bé xíu thì bạn phải chăm sóc và chờ đợi trong một khoảng thời gian không ngắn. Với nhiều người phụ nữ thời gian mang thai 9 tháng có thể diễn ra rất bình thường vui vẻ nhưng có những phụ nữ vượt qua thời gian ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ là cả một nỗi kinh hoàng khó quên và chắc chắn rằng cảm giác đó sẽ còn mãi khiến bạn sợ hãi mỗi khi nghĩ đến.
Điều này thường hay xảy ra với các bà mẹ lần đầu có con, trong suốt thời gian ốm nghén là cảm giác buồn nôn khi ngửi đến một mùi gì đó hay khi ăn gì đó hay thậm chí chỉ là khi nghĩ đến, kèm theo đó là sự mệt mỏi, mất ngủ làm bạn khó chịu. Những trận nôn khan mật xanh mật vàng hay nôn thốc nôn tháo khi vừa ăn xong diễn ra bất ngờ khiến mẹ bầu chán ăn hoặc sợ ăn uống và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tất nhiên không kể đến một số mẹ bầu ốm nghén lại thèm ăn những thứ vị chua, chát, đắng, mặn… một cách da diết. Dù ít hay nhiều thì ốm nghén vẫn luôn khiến những mẹ bầu lo sợ dễ để lại ám ảnh lâu dài trong tâm trí người mẹ. Vậy làm thế nào để giảm bớt khó chịu cho bà mẹ mà vẫn chăm sóc tốt cho em bé đang dần hình thành trong bụng, những lời khuyên sau đây sẽ giúp các mẹ bầu đang ốm nghén phần nào dễ chịu hơn.
- Ăn theo sở thích
Vì đây là giai đoạn đầu của thai kỳ em bé chưa cần quá nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn quá nhiều chỉ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể là được.
Cảm giác buồn nôn khi ăn khiến mẹ bầu sợ ăn uống vì vậy cần tìm ra những món mà mẹ bầu có thể ăn được bằng cách đổi món thường xuyên. Thức ăn nên là những loại mềm dễ tiêu hóa và giàu đạm. Động viên mẹ bầu ăn những món mẹ bầu thích kể cả các món ăn vặt như bánh, mứt kẹo, hoa quả.
- Ăn làm nhiều bữa và giữ cho dạ dạy không trống trơn.
Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Mẹ bầu không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra dạ dày quá no có thể dễ bị kích thích. Nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài.
- Bổ sung nước trái cây, sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày
Nhất thiết phải có các vitamin, khoáng chất, axit amin trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu bởi những chất này cực kỳ quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Được cung cấp trong các loại nước trái cây, hoa quả, nước mía và sữa là không thể thiếu. Mẹ bầu uống ít một chia ra cả ngày không nên uống nhiều một lúc. Nếu không uống được sữa cho bà bầu mẹ bầu có thể thay thế bằng sữa tươi, sữa pha sẵn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…và cung cấp đủ nước cho cơ thể bù lại lượng nước bị mất đi do nôn.
- Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng những chất kích thích để hạn chế những căng thẳng stress như rượu, bia, thuốc lá, cafe…
- Vận động nhẹ nhàng để cơ thể đào thải độc tố và dễ dàng thu nạp các chất dinh dưỡng
Mẹ bầu vẫn có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như đi bộ, tập yoga…điều này không chỉ giúp cơ thể ăn uống tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn ngủ ngon hơn và rất tốt cho sự phát triển của em bé.
Nếu mẹ bầu ốm nghén kéo dài, sức khỏe suy yếu cần phải đưa người mẹ đến cơ sở y tế để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và em bé.
Mong rằng những lời khuyên trên đây sẽ giúp các mẹ bầu ốm nghén giảm đi phần nào cảm giác khó chịu, buồn nôn trong ăn uống và bớt sợ hãi khi nghĩ đến việc lên kế hoạch đón em bé tiếp theo.
Từ khóa được tìm kiếm:
- món ăn cho bà bầu nghén
- món ăn cho bà bầu bị nghén
- thực đơn cho bà bầu bị nghén
- mon de an cho ba bau bi nghen
- những món ăn dành cho bà bầu bị nghén
- om nghen khong an duoc gi
- mon ngon cho ba bau om nghen
- thuc don cho ba bau om nghen
- ba bau chan an
- trong giai doan om nghen nen an gi de tot cho con
Để lại một bình luận