Thực vậy, từ tuần này trở đi các cơ quan chức năng của trẻ đã hoàn thiện, giờ đây bé chủ yếu tập trung cho việc tăng cân. Trung bình mỗi tuần bé có thể tăng khoảng 500 gram.
Mẹ bầu tuần 35 có điều gì đặc biệt?
Đi tiểu nhiều hơn: Bạn có cảm giác như cả ngày phần lớn thời gian của mình là dành cho việc đi tè. Bởi khi áp lực của bào thai chèn ép lên bàng quang thì chúng chẳng chứa quá được vài mililit nước. Thậm chí, một vài mẹ còn có cảm giác như mình là phận tôi đầy khi phải lật đật với bụng bầu to đùng đi lại nhà vệ sinh hàng đêm.
Âm đạo tiết dịch nhiều: Vẫn là tình trạng quen thuộc mẹ đã từng trải qua mấy tháng trước đây trong thai kỳ. Chỉ khác ở chỗ, giờ đây bạn gặp ít khó khăn khi cúi xuống mang băng vệ sinh hàng ngày bởi chiếc bụng to đang mang. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi dịch âm đạo, nếu bạn thấy chúng có mùi hôi bất thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy thì bạn nên tới gặp bác sĩ sớm.
Cảm xúc phức tạp: Đôi khi bạn nằm mơ mộng và tưởng tượng về em bé của mình khi chào đời, sung sướng vì cảm giác được ẵm con trong tay. Nhưng có lúc bạn lại tỏ ra lo lắng và sợ hãi không biết mình sẽ sinh nở thế nào, cảm giác đau đớn sẽ ra sao … Bạn nên tìm ai đó tâm sự và lắng nghe những cảm xúc này, đừng giấu chúng ở trong lòng mãi bạn sẽ bị rối tung trong mớ cảm xúc hỗ độn này đấy.
Đau lưng: Em bé phát triển khiến cho tử cung chèn ép vào các dây thần kinh và mạch máu gây ra đau lưng. Đặc biệt nội tiết tố trong cơ thể mẹ về cuối thai kỳ sẽ tăng cao hơn nhằm các dây chằng lỏng lẻo hơn gây ra chứng đau lưng, đau cột sống. Mẹ yên tâm, chứng bệnh này sẽ dần biến mất sau khi mẹ sin hem bé.
Sự phát triển của em bé tuần thứ 35
Tập trung phát triển cân nặng: Từ tuần này trở đi, cơ thể bé gần như hoàn thiện các cơ quan chức năng và chủ yếu tập chung vào tăng cân. Trung bình mỗi tuần bé có thể tăng khoảng 500 gram.
Kích thước em bé: Trẻ bắt đầu tăng cân đều đặn và đạt khoảng 2.7 kg ở tuần này với chiều dài hơn 47 cm.
Sự thay đổi của lớp da ngoài: Phần lông tơ mềm mại bao bọc bé sẽ biến mất kèm theo lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé cũng bị rút vào trong. Phần lớn chúng sẽ chui lại vào trong ruột của bé và trộn lẫn với đám chất thải trước khi trút ra ngoài qua lần đại tiện đầu tiên của bé.
Cử động của bé: Càng lúc không gian xoay trở của bé càng chật chội. Đôi khi bé tỏ thái độ bằng những cú hích vào xương sườn hay xương chậu khiến cho mẹ phải đứng lên di chuyển để giảm bớt.
Chú ý: Nếu mẹ thấy bé giảm hoạt động và có dấu hiệu bị rỉ nước ối hay chảy máu âm đạo, bị sốt hoặc nhức đầu, đau bụng âm ỉ thì nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Gợi ý cho mẹ thai kỳ tuần 35
Chụp ảnh kỷ niệm: Nếu bạn chưa có kiểu ảnh nào kỷ niệm thai kỳ thì đây là lúc làm việc này. Việc chụp hình có thể giúp đánh dấu và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.
Đọc các tài liệu về việc sinh con: Bạn nên lựa chọn các tài liệu phù hợp để cung cấp kiến thức liên quan đến sinh con, nuôi con. Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn cách sinh thường thì hãy tìm hiểu qua cách hít thở để giảm đau và kích thích em bé chào đời dễ dàng hơn.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để đi sinh ở bệnh viên: Mẹ cần gói gém đồ đạc sẵn bao gồm quần áo của mẹ và của em bé, tã sơ sinh, thẻ bảo hiểm, gối, dụng cụ tắm rửa … Việc chuẩn bị đồ dùng này sẽ giúp bạn và người thân không bị luống cuống khi bạn sinh trước ngày dự sinh.
Xem thêm: Thai nhi tuần 34: Bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” để chui ra ngoài
Từ khóa được tìm kiếm:
- https://babaucanbiet com/thai-nhi-tuan-35/
- thai 35 tuan
- thai nhi 35 tuan
- thai nhi tuan 35
- thai 35
- bầu 35 tuần
- thai 35 tuần chết
- đau lưng ở tuần 35 thai kỳ
- thai nhi 35
- bầu tuần 35
Để lại một bình luận