Sảy thai sớm khá phổ biến, vài trường hợp bị sảy thai sớm mà mẹ thậm chí không hay biết mình mang thai. Vậy sảy thai sớm là gì, dấu hiệu và những việc nên làm khi biết mình bị sảy thai ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.
Có đến gần 50% số trứng được thụ tinh sẽ bị mất trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Và có khoảng 10-20% trường hợp phụ nữ mang thai nhưng kết thúc lại là hiện tượng sảy thai gây nên cơn dư chấn không nhỏ đối với thai phụ, đặc biệt là những người rất mong con.
Qua các con số biết nói trong thống kê trên có thể thấy được sảy thai sớm là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Có những người thậm chí còn chưa thử thai đã bị sảy thai và có những bà mẹ mong con phải đau khổ khi biết tin đứa con của mình chưa chào đời đã mất.
Khi gặp hiện tượng sảy thai, mẹ cần phải làm gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Tất nhiên, mẹ rất khó để vượt qua cú sốc này nhưng không thể để bản thân bị nhấn chìm bởi nỗi đau này quá lâu. Việc mẹ nên làm là tìm người thân thiết để tâm sự trút nỗi lòng, lạc quan hơn để chuẩn bị tinh thần cho lần mang thai kế tiếp không có bất kỳ sơ sót đáng tiếc nào xảy đến nữa.
Nguyên nhân gây sảy thai sớm
Sảy thai sớm là thuật ngữ được các chuyên gia sử dụng để nói về hiện tượng sảy thai trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sảy thai sớm.
Phôi thai phát triển kém không đạt được đủ các tiêu chuẩn như mong muốn gây sảy thai. Các vấn đề có liên quan đến nhiễm sắc thể ở thai nhi cũng là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng sảy thai sớm khi bé thiếu, thừa nhiễm sắc thể hay có một nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc.
Có đến 95% trường hợp sảy thai do những bất thường về nhiễm sắc thể và khi đó, giai đoạn phôi thai sẽ chấm dứt bằng hiện tượng sảy thai sớm.
Những dấu hiệu sảy thai sớm
Dấu hiệu rõ ràng nhất và thường gặp nhất là chảy máu âm đạo và đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, ở từng mẹ bầu thì mức độ chảy máu có thể khác nhau. Có người chảy máu ít chỉ là những đốm nhỏ nhưng có người chảy máu nhiều, máu bị đông thành cục. Có những người gặp tình trạng chảy máu âm đạo trong vài giờ đồng hồ nhưng có những mẹ mang thai phải chịu đựng vài ngày.
Vài người sảy thai sớm nhưng lại không có dấu hiệu chảy máu âm đạo hay đau bụng dữ dội chỉ đến khi siêu âm thai mới biết. Lúc đấy trong túi thai sẽ trống vì bào thai không phát triển do gặp vấn đề bất thường.
Mẹ nên làm gì sau khi biết sảy thai?
Khi bị sảy thai sớm, cơ thể mẹ bầu sẽ tự hoàn tất quy trình loại bào thai ra khỏi cơ thể mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Trong suốt thời gian này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi thật nhiều vì có khi chảy máu âm đạo có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Đồng thời các xét nghiệm là cần thiết để bác sĩ có thể kết luận chắc chắn rằng quá trình sảy thai đã kết thúc.
Tuy nhiên, mẹ bầu phải đi đến cơ sở y tế ngay nếu sau hai tuần hiện tượng chảy máu âm đạo không có dấu hiệu kết thúc. Điều này được lý giải là do một phần nào đó của bào thai bị sót lại khiến quá trình đào thải của cơ thể gặp trục trặc. Lúc này, mẹ bầu nên được đưa đến bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ chuyên môn can thiệp kịp thời để tình hình không diễn biến tồi tệ.
Sau khi sảy thai, mẹ bầu cần thiết phải lấy lại tinh thần, năng lượng bằng cách tìm gặp người thân thiết để chuyện trò và giải quyết những tồn đọng trong lòng. Lạc quan, thoải mái hơn là chìa khóa vàng sẽ giúp hành trình mang thai kế tiếp của mẹ nhanh chóng có kết quả như mong đợi.
Từ khóa được tìm kiếm:
- nên làm gì với bào thai bị sảy sớm
Để lại một bình luận