Sức khỏe của mẹ sau sinh vẫn chưa bình phục hoàn toàn, bé con vừa chào đời cũng hãy còn yếu ớt. Để giúp cho con yêu khỏe mạnh, ít ốm vặt về sau mẹ cần làm làm một số việc ngay bên dưới.
Ôm con
Có những việc mẹ sau sinh cần làm ngay để vừa giúp con tránh được ốm vặt về sau, một trong số đó là ôm ấp bé cưng vào lòng cho con được bú những giọt sữa non quý giá.
Da kề da hay da tiếp xúc với da là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh được chứng nhận là có tác dụng trong việc làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh một cách rõ rệt. Dù trẻ sinh non hay trẻ chào đời khi đã đủ tháng đủ ngày thì việc mẹ áp dụng ngay phương pháp chăm sóc này đều mang đến lợi ích như nhau trong việc giúp giúp bé ngủ ngon, bớt khóc, tăng khả năng bú mẹ, giúp bé con thở tốt hơn cũng như không gặp những cơn ngừng thở bất chợt, bé yêu cũng không còn phải đối mặt với nguy cơ hạ thân nhiệt nếu được mẹ ôm ấp thường xuyên ngay sau khi chào đời, …
Ngoài ra, việc mẹ ôm con ngay từ những năm tháng đầu đời thế này còn giúp quá trình hồi phục của mẹ sau sinh được rút ngắn hơn. Cái ôm của mẹ cũng giúp tăng cường mối dây liên kết thân tình giữa mẹ và con, hiệu quả chăm sóc con cũng tăng lên rất nhiều. Trẻ sơ sinh được mẹ ôm thường xuyên cũng giảm những lo lắng, sợ hãi. Quá nhiều ích lợi đến từ những cái ôm, mẹ có thấy thế không?
Cho con bú sữa non
Sữa non được ví von là những “giọt vàng” hết sức quý giá bởi chúng chỉ có trong 3 ngày đầu tiên sau sinh và chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển đầu đời vững chắc của bé con.
Lợi ích của sữa non là rất nhiều. Cụ thể:
-Sữa non có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ bé trong việc đi ngoài giúp thải bớt phân su cho hệ tiêu hóa của bé yêu khỏe mạnh.
-Sữa non ít béo nhưng chứa rất nhiều protein, carbohydrate cũng như các kháng thể giúp tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của bé con sau sinh.
-Sữa non có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh vì nó hỗ trợ cơ thể bé bài tiết Bilirubin thừa.
Cho con bú ngay sau khi sinh còn có tác dụng giúp khả năng tiết sữa của mẹ tốt hơn do động tác mút sữa ban đầu của bé. Lợi cho cả mẹ lẫn con như thế thì không có lí do gì để mẹ chần chừ việc cho con bú sớm, phải không nào?
Kiểm tra phân và nước tiểu
Việc kiểm tra phân và nước tiểu chính là cách giúp theo dõi tình trạng sức khỏe sau sinh của bé. Thường thì 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su với các đặc điểm có màu lục đen, không mùi thối, đặc dính. Khi đã quá 48 tiếng đồng hồ sau sinh mà bé con không đi tiểu, mẹ cần báo cáo ngay với các y bác sĩ để tiến hành kiểm tra liệu ống tiểu thận của bé có bị tắc nghẽn do trong nước tiểu của bé có chứa urat kết tinh hay không.
Lấy máu gót chân
Lấy máu gót chân là phương pháp giúp tầm soát những bệnh nguy hiểm có thể có ở trẻ sơ sinh, đó là thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh. Mẹ nên đăng ký với bệnh viện sớm để các bác sĩ thực hiện lấy máu gót chân bé vào ngày thứ 3 sau sinh trở đi mẹ nhé.
Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn
Sự chăm sóc của mẹ quyết định nhiều đến việc trẻ sơ sinh khỏe mạnh hay không. Chính vì thế, mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để nhanh hồi phục sau sinh và chăm sóc con một cách tốt nhất.
Muốn như thế mẹ cần tránh 3 việc dễ làm xáo trộn tinh thần dưới đây. Cụ thể:
-Lo lắng chuyện chăm con
Thường với những người lần đầu làm mẹ, non kinh nghiệm thì việc chăm con rất kinh khủng mà chỉ nghĩ tới thôi cũng đủ khiến mẹ lo lắng khôn nguôi. Mẹ nên nhớ tất cả bà mẹ đều đã từng trải qua điều tương tự và ai cũng vượt qua được thì không có lí do gì mẹ không thể vượt qua được.
-Làm việc nặng nhọc
Tất tả quay trở lại với các công việc đòi hỏi nhiều sức lực là không nên đối với mẹ sau sinh. Mẹ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để bình phục chứ không nên ôm đồm các việc nặng nhọc. Mẹ có thể nhờ vả ông xã trong giai đoạn này đến khi nào sức khỏe hồi phục hoàn toàn hãy nghĩ đến chuyện quay trở lại với các công việc nặng nề mẹ nhé.
-Trầm cảm sau sinh
Đây không còn là tình trạng hiếm hoi nữa mà ngày càng trở nên phổ biến ở mẹ sau sinh do nội tiết tố giảm đột ngột kéo theo tâm trạng của mẹ bị kích động đến mức cực đoan. Hậu quả của trầm cảm sau sinh là rất khó lường, chính vì vậy mẹ cố gắng đừng để bản thân mình rơi vào tình trạng đó. Hãy chia sẻ với ông xã, người thân để nhận về nhiều sự cảm thông, hỗ trợ. Thay vì chỉ nghĩ đến những việc tiêu cực, mẹ hãy chăm nghĩ đến những chuyện vui, lạc quan lên mẹ nhé.
Các việc vừa chia sẻ trong bài viết trên là những điều cần kíp mẹ nên làm để con yêu ít ốm vặt về sau cũng như rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh cho mẹ.
Từ khóa được tìm kiếm:
- sau sinh mẹ bầu cần làm gì
- con sinh thiếu tháng hay ốm vặt
- lấy phân su sau khi bé sinh ra làm gì
- mẹ ăn gì để con ko ốm
- mẹ an j de con bú khong bị bệnh vặt
- mẹ sinh tròn tháng cần làm gì
- sau khi sinh lam the nao cho con khoe
- sau sinh lam gì để nhanh lấy lại sức
- đẻ xong chỉ ôm con ko biết làm gì
Để lại một bình luận