Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao những người Nhật lại sống tự giác, có trách nhiệm và chân thật đến vậy chưa? Một phần là do sự giáo dục mà thành. Để đứa trẻ lớn lên với những đức tính trên, người Nhật đã phải dạy con theo những nguyên tắc sau ngay từ khi còn nhỏ.
1. Học giỏi thông minh không bằng nhân cách tốt, trung thực và có tình
Nhân cách và trung thực giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái của người Nhật. Để con mình phát triển toàn diện, trước tiên họ luôn giáo giục con mình tính trung thực và nhân cách tốt.
Các bà mẹ Nhật thường hay kể chuyện cổ tích hay chuyện thần tiên cho con nghe. Những câu chuyện này giúp con hiểu được giá trị của lòng tốt và tính nhân đạo, những con người sống tốt, biết yêu thương giúp đỡ người khác luôn được hạnh phúc và may mắn. Những bài học từ truyện cổ tích tác động đến nhân cách của bé, khuyên khích bé có niềm tin vào những điều tốt đẹp và sống bao dung nhân hậu.
Ở trường, trẻ em được dạy cách yêu thương và bảo vệ các loài đông vật. Tuy nhiên, các bé không chỉ học bài học này đơn thuần trong sách vở. Tại Nhật, người ta cho bé hợp thành một nhóm từ 4-5 người để tự nuôi va chăm sóc một loài vật nào đó như gà, chuột lang, thỏ, rùa, run đất. Suốt quá trình chăm sóc, bé sẽ học được thói quen bảo vệ, chăm nom thú cưng của mình khi đó bé sẽ tự hiểu được bài học này sâu sắc hơn.
2. Không nuông chiều con cái
Tất cả các bậc phụ huynh đều hết mực thương yêu con của mình và người Nhật cũng thương con theo cách riêng của họ, họ không nuông chiều con mà ngược lại luôn nghiêm khắc với từng hành động sai trái của con.
Các bậc cha mẹ Nhật đều dạy con tự giác làm vệ sinh cá nhân, ngồi ngay ngắn trên bàn ăn, tự xúc ăn khi bé mới từ 2 đến 3 tuổi. Ở Nhật, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy tình trạng mẹ bế con dong duổi hết nơi này nơi khác để cho bé ăn hết bát cháo. Người Nhật quan điểm rất rõ ràng rằng trẻ con sẽ không bao giờ để mình bị chết đói, không nên ép bé ăn, sợ bé đói, hãy dạy con cách tự giác ăn uống và sống có trách nhiệm với bản thân.
Khi đến giờ ăn, trẻ chắc chắn phải ngồi trên bàn ăn ngay ngắn cùng mọi người trong nhà. Không có trường hợp bé không chịu ăn liền bật tivi để xúc cơm cho con. Các mẹ không hề biết rằng để con ăn thêm một thìa cơm thì mẹ đã đánh đổi bằng một thói quen xấu cho bé. Người Nhật không bao giờ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn mà thỏa hiệp với những thói quen xấu của con.
3. Tôn trọng và để con tự giải quyết vấn đề của mình
Để một đứa trẻ lớn lên có trách nhiệm với chính cuộc đời của mình thì người Nhật dạy con như sau:
“Với con phải tôn trọng
Tế nhị và thông minh
Phải cho con tự quyết
Các vấn đề của mình”
Các bậc cha mẹ cho con cơ hội để tự mình khám phá và thử thách bản thân không giục gã bé khi đang chơi. Tuy nhiên, con sẽ phải chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Những đứa trẻ ở Nhật ngay từ nhỏ đã biết cách phân loại rác, tự mang đồ tới trường, biết dọn dẹp đồ chơi của mình sau khi chơi xong … Cha mẹ ở Nhật không mắng mỏ, chê bai con lười biếng mà khen ngợi bé mỗi hành động tốt của con, khuyến khích con cách làm tốt hơn nữa.
4. Dạy con cách kiên nhẫn
Người Nhật nổi tiếng với sự chăm chỉ và kiên nhẫn trong công việc, bằng chứng cho thấy rằng Nhật là nước có cường độ làm việc cao và hiệu quả bậc nhất thế giới. Tiếng Nhật cũng xem như là ngôn ngữ khó trên thế giới tuy nhiên trẻ em đã được tiếp xúc từ khi còn rất nhỏ với ba loại chữ : Kanji, Hiragana, Katakana. Trẻ được dạy cách tra cứu từ nhỏ để có thể viết đúng và đọc đúng các chữ Hán khi không có phiên âm. Việc này dạy cho bé cách kiên trì và chăm chỉ trong công việc mình đang làm.
5. Hãy chọn cho con một môi trường sống tốt nhất
Môi trường sống là yếu tố quan trọng hình thành nên tính cách và lối sống của một con người. Để con được phát triển toàn diện người Nhật luôn cố gắng để con mình được học tập và sinh sống ở những nơi hiện đại, có nhiều điều để học hỏi. Cha mẹ khuyến khích con ra ngoài, hạn chế việc xem TV để tham gia các hoạt động ngoài trời như trồng cây, chăm sóc thú nuôi, chơi thể thao, tập thể dục … Đặc biệt ở Nhật việc tập thể dục được trú trọng từ khi trẻ còn học mầm non nhằm phát triển thể lực khỏa mạnh ở bé.
Để lại một bình luận